0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

THỊ TRƯỜNG EU 1 GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM PPT (Trang 29 -34 )

1. GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG EU

Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, ý tưởng hình thành một thị trường chung cho các dân tộc châu Âu xuất hiện. Sau nhiều nỗ lực, vào năm 1957 thị trường chung châu Âu chính thức ra đời với 6 thành viên là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan và Luxembuor. Từ ngày 1/1/1995 khối Liên minh châu Âu (EU) đã gồm 15 quốc gia (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Áo, Luxembour, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai Lan, Đan Mạch, Áo, Thuỵ Điển, Hy Lạp và Phần Lan) và nay EU đã được mở rộng ra 25 thành viên (EU-25), thêm 10 quốc gia Đông Âu và Địa Trung Hải (Cộng hoà Séc, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Hungary, Đảo Síp và Manta). Việc EU kết nạp thêm 10 thành viên mới được coi là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ tác động tới các lĩnh vực kinh tế, chính trị giữa các thành viên EU mà còn tác động đến các

mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với nhiều nước và khu vực trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Dân số hiện nay của EU-25 đạt 460,125 triệu người. Như vậy với việc thêm 10 thành viên thì dân số EU tăng thêm 73,725 triệu người, nhưng châu Âu vẫn là lục địa già. Ba Lan, Hung-ga-ri, Cộng hoà Séc và các nước vùng Ban-tích chưa thể làm trẻ hoá được châu Âu. Theo tính toán của các nhà nhân chủng học, đến năm 2050, độ tuổi trung bình của người dân EU là 49, cao hơn độ tuổi trung bình hiện nay là 36,5 và dự tính đến năm 2050, dân số của EU chỉ còn khoảng 397 triệu người.

Năm 2005, tổng GDP của 25 nước EU đạt trên 12,94 tỷ USD , trong đó GDP của Đức là 2,78 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng GDP của toàn EU, GDP của Anh đạt trên 2,19 tỷ USD, chiếm 17%, Pháp chiếm 16,2% với GDP đạt trên 2,1 tỷ USD. Năm 2004, thu nhập bình quân đầu người là 22,400 €. (Nguồn: WTO)

Bảng 3.1: Một số thông tin cơ bản về EU năm 2005 Tỷ trọng trong GDP 2003 Nước Diện tích (1.000 km2) Dân số

(triệu) GDP (tỷ USD) GDP/người (USD)

Nông

nghiệp nghiệpCông Dịch vụ

Xuất khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD) Aùo 83,8 8,2 290,109 35.749,80 2,34 31,74 65,92 108,90 108,80 Bỉ 30,5 10,5 349,83 33.621,30 1,33 26,48 72,19 306,00 285,00 Đan mạch 43,1 5,4 243,043 45.031,00 2,13 26,41 71,46 76,10 66,80 Phần Lan 337 5,2 186,597 35.780,80 3,46 30,52 66,02 60,70 50,10 Pháp 551 60,7 2.002,58 33.381,60 2,71 24,47 72,82 425,00 443,00 Đức 357 82,5 2.714,42 32.850,00 1,14 29,45 69,41 912,00 718,00 Hy Lạp 131,9 11,1 203,401 18.366,20 6,60 23,10 70,30 15,00 51,60 Ailen 70,3 4,1 183,56 45.670,30 3,60 42,40 54,00 104,20 61,40 Italia 301,2 58,7 1.672,30 29.046,50 2,65 27,80 69,55 452,20 438,60 Luxembua 2,6 0,5 31,143 69.207,20 0,62 20,49 78,89 46,64 39,75 Hà Lan 41,5 16,3 577,26 35.523,70 2,40 25,60 72,00 318,00 284,00 B. Đ. Nha 92,4 10,6 168,281 16.125,10 3,70 26,70 69,60 33,00 49,20

T.B. Nha 504,8 43,5 991,442 24.013,80 3,31 29,59 67,10 182,10 257,60 Thụy điển 449,9 9 346,404 38.553,60 1,80 27,87 70,33 121,80 98,20 Anh 224,8 60,1 214,898 36.039,00 0,97 26,59 72,44 342,00 452,00 Đảo Síp 9,00 0,83 15,40 18.554,00 7,00 20,00 73,00 6,83 8,04 CH Séc 79 10,2 107,049 10.511,90 3,40 38,60 58,00 78,64 79,10 Estonia 45 1,3 10,808 8.036,00 4,43 29,27 66,30 5,90 8,50 Hungary 93 10,1 99,712 9.900,00 3,80 31,10 65,10 54,90 59,60 Latvia 65 2,3 13,629 5.917,80 4,50 24,62 70,88 4,00 7,00 Litva 65 3,4 22,263 6.473,60 7,63 33,10 59,54 11,73 13,97 Manta 0,3 0,4 5,389 13.473,00 3,00 26,00 72,00 3,83 4,57 Balan 323 38,2 241,833 6.337,30 3,07 31,29 64,64 74,00 88,00 Slovakia 49 5 41,902 7.623,30 2,57 29,35 68,08 17,20 18,90 Slovenia 20 1,995 32,182 16.131,20 2,50 35,10 62,40 19,81 20,34 Tổng số: 3.970,10 460,13 10.765,44 25.276,70 3,23 28,71 68,06 3.780,48 3.712,07

Dịch vụ chiếm tới 68,06% tổng GDP của EU (2004), trong khi đó các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản cộng lại chỉ chiếm 3,23%, còn lại là công nghiệp và xây dựng. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của EU chiếm 4,3% lực lượng lao động trong toàn EU, công nghiệp và xây dựng chiếm 29%, dịch vụ chiếm tới 67% lực lượng lao động chính.

Liên minh châu Âu là một trung tâm kinh tế lớn, đứng đầu thế giới về giao dịch thương mại (tổng giao dịch thương mại năm 2005 đạt 2.078,9 tỷ € (Nguồn: Eurostat), chiếm 17,5% tổng giao dịch thương mại trên thế giới). EU-25 là nhà nhập khẩu hàng hoá đứng thứ 2 trên thế giới (không kể thương mại nội khối EU) với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là 1.176,1 tỷ €, chiếm 17,8% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trên toàn thế giới, đứng sau Mỹ (kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Mỹ năm 2005 là 1.367,6 tỷ €; chiếm 20,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trên thế giới). Về xuất khẩu, EU-25 là nhà nhập khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu đạt 1.061,8 tỷ €, chiếm 17,1% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của thế giới.

Bảng 3.2: Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu của EU-25 năm 2005

Các nước nhập khẩu hàng đầu

của EU-25 Các nước xuất khẩu hàng đầu của EU-25 Nước Kim ngạch (Triệu

€) Nước Kim ngạch (Triệu €)

Mỹ 162.926 Mỹ 251.291

Trung Quốc 158.040 Thuỵ Sĩ 81.913

Nga 106.729 Nga 56.398

Nhật Bản 73.039 Trung Quốc 51.746

Na Uy 67.127 Nhật Bản 43.655

Nguồn: Eurostat-2005

Hoa Kỳ vẫn là đối tác hàng đầu của EU trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, chiếm 13,9% giá trị xuất khẩu và 23,7% giá trị nhập khẩu của EU. Trung Quốc, Nga, Nhật Bản cũng là đối tác thương mại lớn của EU.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM PPT (Trang 29 -34 )

×