Nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo tín dụng và hiệu quả phân tích hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu 69 Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 88 - 89)

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT

3.4.3.3.Nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo tín dụng và hiệu quả phân tích hoạt động tín dụng.

hoạt động tín dụng.

Tăng cường sự kiểm soát quá trình xử lý thông tin của bộ phận Kế toán, Ngân quỹ và Giao dịch của Techcombank đối với nghiệp vụ hạch toán nợ vay, giải ngân, chi tiền, thu nợ, kiểm kê quỹ và điều chỉnh thông tin của các khoản vay trong hệ

thống xử lý. Nguyên tắc kiểm soát là “ luôn có một người kiểm tra độc lập việc thực hiện nhập liệu thông tin của người thực hiện”, “ luôn có sự đối chiếu, kiểm tra thường xuyên giữa chứng từ hạch toán kết xuất từ hệ thống với các chứng từ nhập liệu, giữa các bộ phận thực hiện nghiệp vụ và ghi nhận nghiệp vũ, giữa Hội sở và các Chi nhánh của ngân hàng và một nghiệp vụ chỉ được hiệu lực hóa trong hệ

thống xử lý khi có sự kiểm tra và phê chuẩn của cấp có thẩm quyền”. Độ an toàn sẽ

cao hơn nếu hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng có tính bảo mật cao, hạn chế quyền truy cập, chỉnh sửa, xóa và có thể ghi nhận lại mọi sửa đổi, cập nhật để

báo cáo cho cấp có thẩm quyền.

Hệ thống kết xuất báo cáo tín dụng có thể cung cấp nhiều loại báo cáo khác nhau tuỳ theo mức độ chi tiết hóa thông tin của phần mềm xử lý. Tuy nhiên, bộ phận phụ

trách công nghệ thông tin của ngân hàng (Bộ phận IT) phải có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên sự vận hành ổn định, an toàn và chính xác của hệ thống xử lý. Mỗi chi nhánh hoặc đơn vị kinh doanh cũa ngân hàng cũng nên theo dõi thêm bằng hệ

thống thủ công về các khoản cho vay của đơn vị mình để có thể đối chiếu với các kết xuất của hệ thống xử lý. Đặc biệt đối với các khoản vay nằm trong phạm vi

chính sách tín dụng của ngân hàng cần phải được tổng hợp và thống kê chính xác để đánh giá được mức độ rủi ro của danh mục cho vay.

Trên cơ sở các báo cáo tín dụng, mỗi Chi nhánh, đơn vị kinh doanh của ngân hàng phải phân tích tốc độ tăng giảm, chỉ ra các nguyên nhân biến động và đánh giá hiệu quả hoạt động và sự phù hợp với các chính sách tín dụng của ngân hàng. Bộ

phận quản lý rủi ro tín dụng sẽ thực hiện phân tích tổng thể hoạt động tín dụng. Báo cáo Phân tích Tín dụng của từng Chi nhánh và Báo cáo Phân tích Tổng thể Hoạt

động Tín dụng của ngân hàng là cơ sở để Ban Điều hành ngân hàng xem xét, đánh giá và có phản ứng thích hợp. Để đạt được hiệu quả trong phân tích hoạt động tín dụng, các chuyên viên phân tích cần phải có sự am hiểu về các điều kiện của môi trường kinh doanh, về nghiệp vụ tín dụng, về các ngành nghề kinh doanh.

Một trong các biện pháp để theo dõi kịp thời các khoản nợ quá hạn và hạn chế

tình trạng gia hạn nợ tùy tiện tại các Chi nhánh là mức độ hiện đại và hiệu quả kịp thời của hệ thống công nghệ thông tin. Hệ thống xử lý thông tin của ngân hàng phải có khả năng kết xuất kịp thời báo cáo các khoản nợđến hạn và tình hình thanh toán. Dựa trên báo cáo này, người ta có thể phát hiện ra các khoản nợ trễ hạn chưa thanh toán đủ và yêu cầu các cấp có liên quan phải giải trình lý do và chịu trách nhiệm về

nội dung giải trình. Ngoài ra, hệ thống phải có khả năng ghi nhận và báo cáo mọi sự

thay đổi về kỳ hạn nợ, lịch trả nợ của khoản vay trong hệ thống xử lý. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải quy định chặt chẽ về các điều kiện gia hạn nợ và quy định.

Ngân hàng cần quy định rõ ràng trách nhiệm giải trình của từng cấp tại Chi nhánh hoặc đơn vị kinh doanh của ngân hàng về các nguyên nhân tăng giảm dư nợ

tín dụng hoặc nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, trễ hạn tại đơn vị cũng như các biện pháp đã áp dụng để xử lý.

Một phần của tài liệu 69 Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 88 - 89)