KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu 69 Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 30 - 31)

5. Vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠN G

Rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác của ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Việc xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro” sau khi đánh giá mức độ rủi ro của mỗi nghiệp vụ cụ thể là tất yếu, tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể.

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ môi trường kinh doanh. Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng biệt. Các chính sách này đều dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như : chấp nhận rủi ro,

điều hành rủi ro cho phép, quản lý độc lập các rủi ro, chuyển đẩy các rủi ro không cho phép…Mục đích nhằm xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra

được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của quốc tế cho thấy :

Về mặt tổ chức quản trị rủi ro, Ủy ban Basel tập trung vào quản trị các khâu và quá trình như : thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt, điều hành một qui trình cấp phát tín dụng đúng và chuẩn xác, duy trì một qui trình đo lường và giám sát tín dụng tốt, đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng, nâng cao vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng.

Về nhận dạng những nguyên nhân rủi ro tín dụng phổ biến nhất , ngân hàng các nước chú trọng đến : vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng hay nhóm khách hàng, dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng , hệ thống thông tin tín dụng , các nguyên tắc thận trọng an toàn trong khi cho vay và thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.

Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng quốc tế nêu trên, chương hai sẽ tập trung vào việc nhận dạng, phân tích, làm rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và chương ba sẽ vận dụng những lý luận, các kinh nghiệm từ Ủy ban Basel và các nước trên thế giới để đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu 69 Thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)