KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 91 - 92)

IV Các làng nghề truyền thống 3 làng nghề

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận và kiến nghị

Trong thời gian qua, mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, nhưng do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan về cơ chế nên Sở

Thương mại - Du lịch chưa phát huy hết vai trò của mình trong công tác quản lý, tham mưu với các cấp chính quyền về các cơ chế, chính sách, các quy định cụ thể phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương nhằm tạo môi trường phát triển thuận lợi cho hoạt động du lịch, để du lịch có thể có những đóng góp xứng đáng hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tếđịa phương.

Trong những điều kiện thuận lợi mới hiện nay, Việt Nam đã được đánh giá là an toàn và thân thiện hơn đối với các nước trong khu vực, số lượng khách đến Việt Nam và từ đó

đến Dak Lak ngày càng tăng nhanh, khả năng thu hút vốn đầu tư du lịch và khách du lịch là một thách thức và là cơ hội phát triển.

Du lịch Dak Lak hiện nay tuy có tốc độ tăng trưởng liên tục qua từng năm nhưng nhìn chung, du lịch vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP của tỉnh, vì đây là ngành kinh tế còn rất non trẻ.

Xét về triển vọng tương lai, Dak Lak đang ở ngưỡng cửa của một vùng có tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch bởi tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù của vùng đất Tây Nguyên. Tiềm năng du lịch sinh thái và văn hoá là thế mạnh của Dak Lak, phù hợp với xu thế tham quan du lịch của thời đại ngày nay là muốn hoà nhập với thiên nhiên và tìm hiểu các giá trị văn hoá xa xưa có tính truyền thống. Phải cố gắng giữ cho được những thắng cảnh thiên nhiên, truyền thống văn hoá lâu đời và những di tích kiến trúc lịch sử có giá trị. Chỉ khi nào còn giữ được những nét đặc thù, những nét truyền thống độc đáo này thì Dak Lak mới có thể thu hút được nhiều du khách và việc phát triển du lịch mới có tính bền vững.

Để nhanh chóng khai thác một cách đầy đủ tiềm năng du lịch của tỉnh, duy trì được cảnh quan thiên nhiên, trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử, khôi phục và phát huy các giá trị

văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, xin đưa ra một số kiến nghị:

Tỉnh đầu tư hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc tại các khu du lịch trọng điểm và các vùng có tiềm năng du lịch lớn của tỉnh.

Hàng năm sử dụng nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho công tác chuẩn bị đầu tư, làm cơ

sở cho việc kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch, hỗ trợ phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch.

 Kiến nghị với Chính phủ:

Quan tâm hơn nữa đến ngành du lịch Dak Lak, ưu tiên về việc cấp vốn hỗ trợ cho Dak Lak để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện phát triển các tuyến, điểm du lịch và khu du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Trước mắt là cho hai khu du lịch lớn là khu du lịch sinh thái Buôn Đôn và khu du lịch hồ

Lak.

Xem xét nội dung Đề án phát triển du lịch của tỉnh để có chủ trương đưa Dak Lak thành tỉnh trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.

 Kiến nghị với Tổng cục du lịch:

- Tham mưu trình Chính phủ sớm ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý,

đầu tư khai thác các khu, tuyến điểm du lịch nhằm giúp cho Sở Thương mại - du lịch có cơ

sở triển khai công tác quản lý và hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác tốt nhất hệ thống các tuyến điểm du dịch của địa phương trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Tổng cục du lịch và Bộ Văn hoá thông tin để các

địa phương có cơ sở triển khai và vận dụng vào tình hình thực tiễn của mình, tạo điều kiện thực hiện và đẩy mạnh phát triển du lịch văn hoá.

- Có kế hoạch đào tạo nghề du lịch cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên và có chính sách hỗ trợ trong khâu đào tạo để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia đào tạo nguồn nhân lực được thuận lợi.

- Quan tâm hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch Dak Lak và kinh phí cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Xem xét đưa Dak Lak vào danh sách những tỉnh trọng điểm phát triển du lịch theo ý kiến chỉđạo của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)