CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH DAK LAK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1.2.1. Di tích lịch sử-văn hoá
Nằm toạ lạc ngay trung tâm TP. BMT, bảo tàng văn hoá các dân tộc Dak Lak là điểm tham quan mà tất cả mọi du khách đến Dak Lak đều tìm đến.
Khuôn viên bảo tàng như một hình thang nằm giữa bốn con đường: Lê Duẩn, Nguyễn Du, Lê Hồng Phong và Phan Đình Giót, rất thuận tiện cho việc đi lại. Xe ôtô có thể chạy vào trong vì khuôn viên Bảo tàng rộng đến 5 ha. Trong Bảo tàng có Biệt điện Bảo Đại được dây xựng cách nay hơn 7 thập kỉ, khi mà các buôn làng bé nhỏ của ông Ma Thuột được chọn làm thủ phủ của tỉnh Dak Lak. Vào năm 1925 chính quyền Pháp cho xây dựng Biệt
điện để làm công sở bằng những vật liệu thô sơ như gỗ, tre, nứa sẵn có ở địa phương. Đến năm 1927, một số kiến trúc sư là người Pháp và cả người Việt đã thiết kế lại kiến trúc của ngôi nhà và xây lại bằng vật liệu bê tông hiện đại, quy mô lớn. Khi hoàn thành, ngôi nhà
được dùng làm chỗở và nơi làm việc của công sứ Pháp L. Sabatier nên nhiều người dân còn gọi đây là lầu ông Sứ. Sau khi Pháp quay trở lại Việt Nam lần thứ hai, vua Bảo Đại nhà
Nguyễn đã cho tân trang lại nội thất ngôi nhà. Sàn nhà được lót bằng gỗ, phía dưới là hầm bê tông, đây là hầm làm việc của Bảo Đại.
Cho đến ngày nay Biệt điện vẫn được coi là kiến trúc cổ và lớn nhất ở TP. BMT. Nhìn tổng thể, dù đã được xây theo kiểu hiện đại, toà Biệt điện vẫn giữđược phong cách truyền thống của Tây Nguyên theo lối cách điệu hiện đại hoá và biến thể của kiến trúc nhà dài Ê
Đê. Trục nhà nằm ngang, mái lợp ngói xuôi, chính diện toà Biệt điện đều có cầu thang đi lên lầu, dù đã được cách điệu nhưng vẫn có thể nhận ra đấy là hình ảnh của chiếc cầu thang mà ngôi nhà sàn Tây Nguyên nào cũng có. Hơn 70 năm, thời gian đã phủ lên toà Biệt điện một màu nâu thẫm huyền hoặc, quyến rũ. Thời gian cũng làm cho mỗi gốc cây trong Biệt điện ngày một to lớn, cổ kính. Khuôn viên Biệt điện mát rượi, cây cối xanh um. Có những cây
đường kính lên đến vài mét. Người dân Dak Lak thỉnh thoảng vẫn ghé Biệt điện để dạo chơi, hóng mát.
Cách đây 3 năm Biệt điện được đổi tên thành Bảo tàng văn hoá các dân tộc Dak Lak.
Đến thăm Bảo tàng, du khách sẽ được giới thiệu về cuộc sống, phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc bản địa. Được một lần sờ tay vào cung tên, nỏ, quả bầu khô, con dao quắm
đã được gìn giữ lại từ hàng trăm năm về trước hay lạ lẫm trước những bộ váy áo, và chút gì
ớn lạnh khi thấy “hòm” để đựng người chết của người dân tộc. Gần như những gì thân thuộc, phổ biến và đặc sắc của dân tộc Ê Đê, M’nông, Giarai, Ba Na đều có ở nơi đây.
Bảo tàng còn là nơi trưng bày các tư liệu lịch sử của Dak Lak, các bức hình đẹp của quê hương, đặc biệt là sa bàn chiến thắng BMT và mỗi dịp 10/3 – ngày giải phóng BMT thì nơi đây lại xuất hiện những chú voi to lớn tham gia diễu hành biểu diễn chào mừng ngày giải phóng quê hương.
Có thểđánh giá bảo tàng văn hoá các dân tộc Dak Lak là một trong những điểm đến có giá trị nhất không chỉ của Dak Lak mà còn là của cả nước.
Thu hút các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, chính trị và các cựu chiến binh là nhà
đày Buôn Ma Thuột. Toạ lạc ngay trong thành phố, việc đi lại tham quan rất dễ dàng cộng với sự đầu tư quan tâm của sở, chính quyền địa phương trong việc giữ gìn di tích đã được nhà nước xếp hạng, mỗi năm nhà đày đón hàng ngàn du khách. Trên cơ sở một nhà lao được Pháp xây dựng từ năm 1900, năm 1930, nhà đày được mở rộng và xây kiên cố thêm nhằm biệt giam, đày ải các tù chính trị. Không gọi là nhà tù vì tù nhân đều là những chiến sĩ cách mạng, họ làm cách mạng chỉ vì yêu quê hương, đất nước nên thực dân Pháp không thể thi hành án. Mục đích của thực dân Pháp là nhằm đày ải các chiến sĩ cách mạng cả về thể chất
lẫn tinh thần, chúng hy vọng rằng ăn uống kham khổ, đói rét bệnh tật, lao động khổ sai và tra tấn dã man sẽ làm nhụt chí chiến đấu của tù nhân. Thực dân Pháp xếp nhà đày Buôn Ma Thuột tương đương với các nhà đày ở hải đảo Hai-i-ti, đảo Ma-đa-gat-xca, cả vềđộ cô lập, hà khắc và nguy hiểm. Nhưng chính các chiến sĩ cộng sản bị địch giam cầm ở đây đã trở
thành những người gieo hạt mầm cách mạng vào mảnh đất Cao Nguyên đất đỏ này. Những người bị tù đày có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám ở
Dak Lak.
Suốt thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây là nơi biệt giam các tù chính trị, không chỉ những người con của Dak Lak bị giam giữ như ông Y Bih Alêô, Y Blôk Êban, Y Tlam Kbuôr mà có cả những chiến sĩ cách mạng từ mọi miền tổ quốc như Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh. Số lượng tù chính trị tăng lên nhanh chóng, từ 200 người năm 1930 lên 451 người năm 1941. Thủđoạn tra tấn rất dã man, tàn bạo nhằm đe doạ
và thui chột ý chí cách mạng của các chiến sĩ. Nhưng những người con của Tổ quốc bị biệt giam nơi đây không những không nản chí mà còn biến nhà đày thành một trường học lớn,
đào tạo và rèn luyện những chiến sĩ kiên cường. Đến thăm nhà lao du khách sẽ được nhìn thấy những dấu tích của tội ác với 6 lao, một dãy xà lim, vườn nhà phạt, xiềng xích và những dãy tường cao với dây điện bảo vệ và bốn tháp canh bốn phía. Những lời thuyết minh của hướng dẫn viên càng làm cho chúng ta thấm thía những gì đã diễn ra nơi đây, với những người con kiên cường của đất nước.
Ngày nay, các đoàn học sinh, cựu chiến binh, khách tham quan vẫn thường đến nhà
đày để tìm hiểu về một thời lịch sử hào hùng và ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ cách mạng
đã bị giam giữ, tra tấn nơi đây.
Cũng trong phạm vi TP. BMT, tại số 117 đường Phan Bội Châu là di tích lịch sửchùa Khải Đoan. Cổng chính thuộc vềđường Quang Trung nhưng du khách thường đến chùa qua cổng sau ở đường Phan Bội Châu. Chùa quay mặt về hướng Tây Nam, hướng về phía thung lũng suối Đốc Học.
Chùa được xây dựng từ năm 1954 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì
được khởi công năm 1953, khuôn viên chùa rộng. Tên chùa Khải Đoan được ghép từ tên của vua Khải Định và vợ là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, bà là người có công lớn trong việc xây dựng và đặt tên cho chùa: Khải Đoan Tự.
Chùa có kiến trúc rất đẹp được các thợ xây người Huế chính gốc thiết kế và thi công nên chùa mang nét kiến trúc nhà rường Huế nhưng đồng thời cũng có những kiến trúc của
địa phương.
Chính diện của chùa rộng 320 m2, chia làm hai phần, nửa trước vừa mang dáng dấp của nhà dài Tây Nguyên, vừa có cấu trúc cột chèo theo kiểu nhà rường, nửa sau được xây theo kiểu hiện đại. Ngay giữa chính điện là tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,1 m, đài sen bằng gỗ cao 0,35 m được trang trí công phu. Bên phải của tượng Phật là chiếc chuông
đồng cao 1,15 m, chu vi đáy 2,7 m, nặng 380 kg và được đúc từ năm 1954.
Không chỉ đa dạng về kiến trúc, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, chùa Khải Đoan còn có vai trò lịch sử quan trọng, chùa là nơi đùm bọc, chở che cho nhiều quần chúng cách mạng. Tại chùa đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chính trị, các phong trào Phật giáo yêu nước đấu tranh vì hoà bình, thống nhất Tổ quốc.
Tháng 9 năm 1959, gần 7000 Phật tử Dak Lak đã có mặt ở ngôi chùa này để biểu tình
đòi Ngô Đình Diệm phải thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Đến tháng 7 năm 1963, đúng lúc phái đoàn quốc tếđến thị sát tình hình thì trụ trì của chùa là Đại Đức Thích Quảng Hương
đã phát nguyện tự thiêu, làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo càng bùng lên quyết liệt. Chùa còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, tâm linh của Phật tử Dak Lak. Vì những lẽ đó, không chỉ có du khách thập phương mà người dân Dak Lak cũng thường xuyên ghé thăm chùa với mục đích tâm linh, vãn cảnh kiến trúc và lịch sử.
Cũng như trong mỗi gia đình người Việt thường có bàn thờ để thờ cúng ông bà, tổ tiên, bàn thờ của người Kinh trong ngôi nhà Buôn Ma Thuột là đình Lạc Giao.
Đình làng mà người Việt (người Kinh) tự bao đời là nơi thờ Thần Thành Hoàng. Thần Thành Hoàng mang dấu ấn quá trình lịch sử, văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hoá, kinh tế và đặc biệt, đó là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới.
Những người Việt đã đến BMT từ rất sớm. Vào khoảng năm 1920, có ông Phan Hộ
dời tỉnh Quảng Nam vào sinh sống ở tỉnh Khánh Hoà. Trong quá trình trao đổi, buôn bán, ông mở rộng giao lưu với người Thượng. Ông cùng các chàng trai đã phải đi bằng ngựa xuyên rừng, trèo đèo vượt suối cả vài tháng mới đến được vùng M’Đrăk rồi đến BMT trao
đổi hàng hoá với đồng bào dân tộc nơi đây. Qua nhiều năm, thấy vùng đất này mến khách, trù phú, ông đã vận động hơn chục gia đình di cư lên BMT làm ăn, sinh sống. Năm 1925,
mang tên Lạc Giao. Tên đình có nghĩa là sự giao ước, giao kết an cư lạc nghiệp, đoàn kết, thuận hoà giữa người Việt và người Thượng (người dân tộc). Mục đích của đình là thờ cúng tổ tiên, thờ người lập làng và những người có công với quê hương, đất nước đã hy sinh trên vùng đất này.
Năm 1932, Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thành Hoàng đình Lạc Giao để khẳng định vùng đất thuộc về “Hoàng Triều cương thổ”, một khẳng định quan trọng vì lúc bấy giờđang diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng giữa triều đình Huế và thực dân Pháp.
Đào Duy Từ quê ở tỉnh Thanh Hoá. Từ nhỏ ông đã rất thông minh, nổi tiếng thần
đồng. Ông thông thạo nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, ông đã tìm vào phương Nam và luôn được người dân tôn vinh là “hữu khai tất tiên” - người đầu tiên có công mở
vùng đất.
Trong đình có nhà thờ tự, nhà tổ kiến trúc như nhiều ngôi đình ở miền Trung. Ngày nay ngoài việc thờ Thành Hoàng Đào Duy Từ, đình còn thờ những người có công lập làng, dựng đình và những người có công với cách mạng. Hàng năm tại đình diễn ra lễ tế vào mùa xuân và làm giỗ cho hơn 100 chiến sĩ Nam tiến cũng nhưđồng bào đã tử nạn ở thị xã BMT khi thực dân Pháp quay lại chiếm Dak Lak năm 1945 và thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ đã bỏ mình tại nhà đày Buôn Ma Thuột.
Đã hơn 70 năm kể từ khi được xây dựng, chứng kiến biết bao sự kiện trọng đại của quê hương, đình Lạc Giao vẫn song hành cùng người Việt trên mảnh đất này, cùng gìn giữ
truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc. Và như mỗi bàn thờ trong mỗi gia đình, đình nhắc nhở cộng đồng về cội nguồn trong quá khứ cũng như lắng nghe những thành tựu mà người dân Dak Lak đã đạt được trong quá trình phát triển của mình.
Đến thăm Dak Lak, du khách thường ghé thăm đình để tưởng nhớ tổ tiên, những người Kinh đầu tiên đặt bước chân lên mảnh đất này. Năm 2006, đình đã được tu bổ lại nhằm bảo tồn, nhắc nhở con cháu nhớ về tổ tiên, truyền thống uống nước nhớ nguồn và bước đầu mở
cửa đón khách tham quan.
Được bộ văn hoá - thông tin công nhận là di tích lịch sử năm 1991, cùng với dự án của Sở văn hoá thông tin tỉnh Dak Lak về giữ gìn và tôn tạo khu di tích, hang đá Dak Tuôr
đang là điểm đến của nhiều du khách tham quan. Không chỉ thu hút du khách trong nước và các cựu chiến binh Việt Nam, các cựu binh Mỹ cũng rất muốn được trở lại hang đá Dak Tuôr để thăm lại di tích này.
Nằm về phía thượng nguồn của thác Dak Tuôr, thuộc huyện Krông Bông, hang đá Dak Tuôr có vị trí chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Dak Lak. Đây là nơi đóng quân của Tỉnh uỷ Dak Lak và các đơn vị bộđội chủ lực. Hệ thống hang đá kiện toàn gồm nhiều tầng, ăn sâu vào núi, đủ chỗ cho hàng trăm sưđoàn đóng quân. Tại địa điểm hiểm trở này, Tỉnh uỷđã lãnh đạo đồng bào các dân tộc đoàn kết khoáng chiến. Đế quốc Mỹ đã nhiều lần dùng máy bay ném bom cũng như tổ chức các cuộc càn quét nhằm tiêu diệt căn cứ cách mạng nhưng tất cảđều thất bại.
Năm 1965, từ hang đá Dak Tuôr, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đồng bào dân tộc Krông Bông đã vùng dậy phá tan ách kìm kẹp của quân địch, giải phóng một vùng đất rộng lớn ở huyện. Tiếp sau đó, cũng tại đây, Tỉnh uỷ tiếp tục lãnh đạo quân dân toàn tỉnh kháng chiến, giải phóng BMT năm 1975.
Về thăm Dak Tuôr các cựu binh như được sống lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng. Du khách, học sinh, sinh viên, các chiến sĩ cũng đến đây để tìm hiểu, mở mang kiến thức và nhắc nhở mình về nền độc lập đã được xây dựng bởi bao công sức, máu xương của cha ông.
Đường vào Dak Tuôr hôm nay đã được tu bổ, thuận tiện cho các chuyến “về nguồn”. Với dự án phát triển hoạt động du lịch lại Dak Tuôr của Sở thương mại - du lịch Dak Lak, chắc chắn hang đá sẽ được bảo tồn và thu hút du khách đến thăm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.