CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH DAK LAK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1.1.3. Động thực vật
Dak Lak ở vị trí giao lưu hội tụ của các luồng di cư động thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) từ phía Bắc xuống, Ấn - Miến từ phía Tây sang và Malai - Inđô từ phía Nam lên cho nên có sựđa dạng sinh học lớn.
Thảm thực vật và động vật tự nhiên của Dak Lak rất phong phú, độc đáo và có nhiều loài quí hiếm. Theo báo cáo của Sở khoa học, công nghệ và tài nguyên Dak Lak, toàn tỉnh
150 họ và 61 bộ khác nhau. Trong đó có tới hơn 1.000 cây cảnh quí hiếm và gần 1.000 loài dược liệu. Đấy là chưa kểđến các loài rêu và thực vật bậc thấp.
Vềđộng vật cũng phát hiện được 93 loài thú thuộc 26 họ và 16 bộ, 197 loài chim, gần 50 loài bò sát, trên 50 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loại côn trùng.
Trong số 56 loài động vật có xương sống trên cạn được xem là hiếm ởĐông Dương thì Dak Lak có đến 32 loài, trong đó có tới 17 loài được IUCN xếp vào danh sách các loài quí hiếm cần được bảo vệ như voi, gấu, bò rừng, voọc vá. Sựđa dạng sinh học trên được duy trì và phát triển một phần nhờ diện tích rừng khá lớn ở Dak Lak.
Toàn tỉnh có 608.886,2 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp với Campuchia. Rừng vừa có tác dụng phòng hộ lại có nhiều cây đặc sản mang giá trị kinh tế và giá trị khoa học rất cao.
Hiện nay, Dak Lak đã có hai vườn quốc gia và hai khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng không chỉ với Tây Nguyên, Việt Nam mà cả thế giới. Tại những khu vực này, các ban quản lí đã tổ chức bảo vệ rừng, cắm mốc phân định ranh giới bảo vệ, khoanh vùng rừng đệm
đồng thời hướng dẫn người dân về công tác phòng chống cháy rừng. Các tổ chức WWF, IUCN, WB và BirdLife cũng phối hợp tài trợ, nghiên cứu và bảo tồn với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên nói trên. Có thể nói tài nguyên thực - động vật Dak Lak là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho du lịch Dak Lak phát triển theo hướng bền vững nếu được khai thác hợp lý.
Vườn quốc gia York Đôn nằm trong khu du lịch Buôn Đôn, cách TP. BMT 42km về
phía Tây Bắc. Thành lập từ năm 1992, vườn quốc gia York Đôn được xếp vào loại A trong các khu bảo vệ có tầm quan trọng quốc tế vềđa dạng sinh học và là một trong 11 khu bảo vệ được đề xuất ưu tiên bảo tồn và cần được mở rộng.
Được đánh giá là vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam, York Đôn có diện tích gần 116.000 ha dọc theo sông Sêrêpôk. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên kì vĩ, một khu rừng nguyên sinh nhiều tầng, nhiều lớp phong phú. 62 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và 464 loài thực vật sinh sống nơi đây. Trong số 56 loài động vật hiếm thống kê được ở Đông Dương thì 38 loài có ở York Đôn. Tại York Đôn đang có 20 loài cây nằm trong sách Đỏ Việt Nam và nhiều loài thú trong Sách đỏ thế giới như voi (elephans maximus), bò tót (bos gaurus), sói đỏ (coun alpinus), khỉ đuôi lợn (macaca nemestrina). Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra bốn loài thú mới, 51 loài chim, sáu loài
bò sát, ba loài lưỡng cư mới và một số côn trùng mối chỉ có trong rừng khộp York Đôn. Với
đặc điểm vềđa dạng sinh học như trên, York Đôn hàng năm chào đón rất nhiều du khách là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên và những người yêu thiên nhiên đến nghiên cứu.
York Đôn hiện còn nhiều cây cổ thụ quý giá, nhiều giống lan rừng độc đáo và các loài thảo dược mà không thể tìm thấy ở nơi khác. Đặc biệt là những cánh rừng khộp trùng trùng
điệp điệp và là quê hương của nghề săn bắt voi rừng, huyền thoại về “Vua Voi” đã từng chỉ
huy các tay thợ săn bắt gần 300 con voi đem về thuần dưỡng.
Giữa vườn quốc gia York Đôn nổi lên một hòn núi to có diện tích hơn 18.000 ha gọi là núi Đảo, quanh năm cây cối xanh um. Bên các lối mòn quanh co xuyên qua các dải rừng bát ngát là những cụm dã quỳ vàng óng ả, tạo nên bức tranh màu sắc rất kỳ thú. Khách du lịch
đến đây có thể cưỡi voi đi dạo dưới chân núi hoặc cùng voi vượt sông Sêrêpôk để thưởng thức cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên.
Có lẽ hấp dẫn nhất là đi cầu treo làm toàn bằng thân tre, treo vắt vẻo qua suối, luồn trong rừng nguyên sinh. Chim hót véo von, suối róc rách dưới chân và xa xa là tiếng thác đổ ầm ầm như tiếng vọng từ ngàn xưa. Không chỉ có cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ, đa dạng văn hóa của dân tộc nơi đây cũng có sức hút rất lớn đối với loại hình du lịch sinh thái - văn hóa, bởi York Đôn nằm lọt giữa ba xã Krôngna, Eahuar và Eavel, khu vực sinh sống của các dân tộc Ê Đê, Giarai và M’nông.
Từ lâu, mộ vua săn voi Khunjunốp, nhà sàn cổ kiến trúc Lào, làng nghề truyền thống như điêu khắc, tạc tượng, dệt thổ cẩm và chế tác các loại thổ cẩm, các loại thảo dược đã
được du khách tìm đến trong các chuyến tham quan, khảo sát.
Hiện nay, tỉnh Dak Lak đang tiến hành dự án đưa Buôn Đôn thành địa điểm du lịch sinh thái - văn hóa với tổng số vốn đầu tư lên đến 3,38 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh cũng dự định triển khai một dự án du lịch lớn trên diện tích 1.600 ha nằm kề hồ Dak Min và vườn quốc gia York Đôn. Khu du lịch này sẽ bao gồm một công viên động vật hoang dã và các
địa chỉ du lịch sinh thái thác. Như vậy, tiềm năng rất lớn cộng với sựđầu tư của tỉnh, York
Đôn chắc chắn sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Tây Nguyên trong thời gian tới.
Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa phận hai huyện Krông Bông và Lak, cách TP.BMT 60 km về phía Đông Nam và được thành lập vào năm 2002 với tổng diện tích 58.947 ha, chia thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 19.401 ha, khu phục hồi sinh thái 39.526 ha và dịch vụ hành chính rộng 20 ha.
Vườn quốc gia Chư Yang Sin được đánh giá là vùng sinh thái có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học với 948 loài thực vật bậc cao, trong đó có 55 loài có tên trong sách
Đỏ Việt Nam, 26 loài có tên trong sách Đỏ thế giới. Hệ động vật cũng phong phú với 317 loài. Trong tháng 3 năm 2006, nhóm chuyên gia của chương trình BirdLife phối hợp với vườn quốc gia Chư Yang Sin đã khảo sát đa dạng sinh học tại vườn và phát hiện nhiều loài sinh vật có giá trị bảo tồn. Theo BirdLife, thảm thực vật nguyên sinh từ độ cao 800m tới
đỉnh Chư Yang Sin hầu như chưa bị tác động. Tại đây đã ghi nhận nhiều loài cây hạt trần
đặc hữu, quý hiếm của Việt nam như thông hai lá dẹt (pinus krempfii), pơ mu (fokienia hodginsii). Ngoài ra, kết quả cuộc khảo sát cũng đã ghi nhận 8 đàn vượn má hung (nomascus gabriellac), một đàn voọc vá chân đen (pygathrix nemacus nigripes), khỉ mặt đỏ
(macaca artoides) và xác nhận sự tồn tại của 3 - 4 con bò tót (bos gaurus).
Với sự đa dạng về sinh học của vườn quốc gia Chư Yang Sin, năm 2006, WB và chương trình BirdLife quốc tế tại Việt nam đã ký thỏa thuận tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) trị giá 937.000 USD nhằm hỗ trợ dự án quản lý tổng hợp nguồn nước và bảo tồn
đa dạng sinh học của vườn quốc gia Chư Yang Sin.
Trong những năm qua, nhà nước cũng đã đầu tư xây dựng nhiều dự án để vườn quốc gia Chư Yang Sin đạt các mục tiêu như bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen động - thực vật quý hiếm, tạo cơ sở cho nghiên cứu khoa học vềđộng - thực vật, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn của rừng. Các dự án tạo công ăn việc làm cho người lao
động, nhất là đưa đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa vào trồng rừng theo hình thức nông lâm kết hợp đang phát huy hiệu quả. Mặt khác, trong vài năm trở lại đây, vườn quốc gia Chư Yang Sin cũng đã khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, thu hút ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài nước.
Có thể nói, được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức quốc tế, hoạt động du lịch ở khu vực vườn quốc gia đang dần đi đúng hướng bền vững. Người dân bản địa, chủ yếu là dân tộc Ê Đê và M’nông đã được tuyên truyền về phòng chống phá rừng, bảo vệđộng thực vật hoang dã, được hướng dẫn chuyển đổi phương thức sản xuất, áp dụng mô hình nông lâm kết hợp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế - môi trường khá tích cực. Nếu tiếp tục được đầu tư, hướng dẫn đúng đắn, mô hình du lịch bền vững có thể phát triển tại đây. Và khi đó, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Chư Yang Sin là rất lớn.
Cùng trên địa bàn huyện Lak, nằm gọn trong xã Nam Ka là khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka. Được thành lập từ năm 1986, nhưng Nam Ka lại ít được du khách và các công ty du lịch biết đến. Có lẽ vì vậy mà khu bảo tồn này còn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ, huyền bí mà du khách ưa khám phá không thể bỏ qua trong những tour du lịch sinh thái - dã ngoại.
Khu bảo tồn nằm ở phía Tây của dãy Chư Yang Sin, có hệ động - thực vật, đất đai và cảnh quan vô cùng phong phú của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới từ núi cao, gò đồi, thung lũng đến đầm lầy. Đây là vùng rừng hợp lưu giữa hai sông Krông Knô và Krông Ana để tạo nên Sêrêpôk, con sông dài và đặc trưng nhất Dak Lak.
Nhờ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ, thảm thực vật nơi đây rất phong phú. Đến nay đã thống kê được 587 loài thực vật bậc cao, trong đó có
đến 382 loài có thể dùng làm dược liệu và nhiều loài có giá trị kinh tế cao như sa nhân, ngũ
gia bì, thiên nhiên ruội. Bên cạnh đó, một nét độc đáo của Nam Ka là nó có tới 78 loài cây có thể dùng làm cảnh, trang trí nội thất rất đẹp là thu hải đường, phong lan, ráy; nhiều du khách đến đây chỉ vì sự cuốn hút của cây cảnh mà tạo hóa ban cho Nam Ka. Trong rừng còn có rất nhiều loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao như trầm, cẩm lai, giáng hương. Hệđộng vật nơi đây hội tụ 140 loài chim, nhất là các loài chim nước, 56 loài thú, 50 loài lưỡng cư bò sát. Nhiều động vật quý hiếm của sách Đỏ như cầy giông, gà lôi, gấu ngựa cũng chọn Nam Ka làm nơi cư trú.
Nhờ sựđa dạng về giống loài, cộng thêm nét hoang sơ của núi rừng cũng như nét đẹp trong lối sinh hoạt của người dân tộc bản địa, Nam Ka đang thu hút nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Công ty lữ hành Cao nguyên Việt nam đã tổ chức loại hình du lịch sinh thái - văn hóa, đi bộ xuyên rừng từ một đến ba ngày đêm tại Nam Ka. Ngoài những
động thực vật của khu bảo tồn mà du khách trầm trồ qua mỗi bước chân còn có vị đậm đà của ché rượu cần, món thịt nướng thơm lừng bên bếp lửa, điệu chiêng âm vang của đại ngàn, con người, nếp sống của Nam Ka đang vẫy gọi, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ về du lịch nơi đây.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô giáp ranh với tỉnh Gia Lai, Phú Yên, cách huyện Ea Kar chừng 30 km theo đường chim bay, có dòng sông Krông Năng với nguồn nước dồi dào chảy quanh năm. Những dãy núi cao nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình khá đa dạng có các sinh vật cảnh, đồng cỏ, đầm lầy, hồ nước, sông, suối hết sức phong phú, tạo
Là một khu rừng còn nhiều tài nguyên phong phú, nhưng từ ngày giải phóng (1975) cho
đến năm 1994 vẫn chưa có một dự án đầu tư và cũng không có một đơn vị nào trực tiếp quản lý. Do đó có nhiều người xâm nhập vào khai thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật. Đứng trước nguy cơ tài nguyên rừng đã bị phá nghiêm trọng, năm 1995 lực lượng tự vệ nông trường Ea Kar đã được thành lập để làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó họ còn mở hàng trăm km đường giao thông,
đắp nhiều hồ nước phục vụ sinh hoạt. Nhờ sự quản lý bảo vệ rất nghiêm ngặt, nên khu rừng Ea Sô còn nguyên vẹn và được UBND Dak Lak ra quyết định thành lập khu bảo tồn từ ngày 21/4/1999. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích là 27.800 ha, chia thành 3 phân khu, phân khu dịch vụ hành chính sản xuất rộng 2.025 ha, phân khu phục hồi sinh thái 9.816 ha, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 15.959 ha. Đây cũng là nơi lưu giữ 709 loài thực vật và đã tìm thấy 44 loài thú, 158 loài chim, 23 loài bò sát.
Tháng 1/2006, một số cán bộ nghiên cứu thuộc Dự án bảo tồn bò hoang dã Việt Nam (BOS-SPP) đã tiến hành điều tra tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nhằm tìm hiểu thành phần loài, thực trạng và nguyên nhân đe doạ các quần thể bò hoang ở đây. Tiến sỹ Phạm Trọng Ánh (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) và Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Hà (Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên môi trường) đã bắt gặp 12 đàn bò hoang (8 đàn bò tót, 4 đàn bò rừng), trong đó có những đàn bò rừng gồm 5 cá thể ở khu vực trạm kiểm lâm T7. Khu vực trạm kiểm lâm T7 và T5 là hai khu vực mà nhóm nghiên cứu ghi nhận có nhiều bò hoang nhất. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ hai khu vực này tập trung nhiều bò hoang vì rất thích hợp cho bò kiếm ăn và nghỉ ngơi.
Có một đặc điểm rất thú vị của bò hoang Ea Sô là chúng hoạt động ở những khu vực gần với người, như trạm kiểm lâm, nơi canh tác của người dân và đường đi lại. Vì thế rất nhiều người đi đường và kiểm lâm tại các trạm đã bắt gặp và đã có trường hợp người đi xe máy qua đường liên tỉnh Dak Lak - Phú Yên húc phải bò. Điều này chứng tỏ Ea Sô vẫn là một khu bảo tồn bò hoang lớn nhất nước ta [1].
Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư 14 tỷ 241 triệu đồng, trang bị 9 chiếc xe máy, 18 ống nhòm, ba ca nô, một bộ đàm, chín máy phát điện, năm ti vi, hai điện thoại nhằm phục vụ
công tác bảo vệ, phát triển khu bảo tồn và gần đây đã mở cửa đón nhiều khách tham quan. Nếu được tiếp tục đầu tư và các công ty du lịch có chiến lược khai thác sản phẩm du lịch, khu bảo tồn Ea Sô sẽ góp phần làm cho các điểm đến của du lịch Dak Lak thêm phong phú.
Có thể nói các nguyên tắc nhằm phát triển du lịch bền vững được thực hiện khá tốt tại các điểm du lịch là vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Dak Lak. Tỉnh có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn, động thực vật đa dạng, lại có nhiều loài quý hiếm, xét về lợi thế so sánh thì có giá trị hơn các tỉnh khác. Sự hoang sơ và tính đa dạng của núi rừng nơi đây chắc chắn là điều kiện tốt để du lịch Dak Lak phát triển nếu có chiến lược dài hạn