Tăng cường quản lý Nhàn ước và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 87 - 89)

IV Các làng nghề truyền thống 3 làng nghề

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH DAK LAK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

3.1.2.2. Tăng cường quản lý Nhàn ước và phát triển nguồn nhân lực du lịch

 Hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách du lịch

- Bổ sung, hoàn chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của tỉnh - Nghiên cứu cơ chế vay ưu đãi đểđầu tư phát triển du lịch

- Xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ, tôn tạo và khai thác các công trình văn hoá, di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh.

- Thành lập Hiệp hội du lịch nhằm hỗ trợ và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh du lịch.

 Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao trình độ quản lý, năng lực công tác và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành.

Du lịch là một ngành kinh tếđòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao dịch, ứng xử của nhân viên trong ngành,

đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân phải rất cao, nhất là kiến thức về lịch sử, văn hoá, ngoại ngữ.

Trong thời gian qua, do sự bức xúc trong phát triển cũng như do sự tồn tại của lề lối làm việc thời bao cấp đã phải tạm chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ

chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Còn hiện nay, khi Việt Nam

đã gia nhập WTO, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành buộc phải được nâng cao để đạt được những chuẩn mực của quốc gia và quốc tế.

Đểđáp ứng yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức quản lý và trình độ nghiệp vụ

của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành, kể cả khu vực Nhà nước và tư

nhân. Hướng đào tạo của chương trình này bao gồm:

- Điều tra lại để phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên du lịch để đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể về các cấp trình độ chuyên ngành.

- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại theo hướng đào tạo bổ túc, đào tạo tại chức cho cán bộ nhân viên theo các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau như

- Tào tạo ngắn hạn định kì tại địa phương, mời giảng viên của các trường nghiệp vụ du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế tham gia giảng dạy.

- Khuyến khích mở rộng hệđào tạo chính quy về du lịch. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành du lịch.

 Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Giải pháp này xuất phát từ tính đa ngành của du lịch. Nó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của bản thân ngành du lịch cũng như có sự

phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng để tổ chức thực hiện chứ bản thân ngành du lịch tự thân vận động thì không thể làm tốt được. Sự phối hợp này càng chặt chẽ, đồng bộ

thì hoạt động du lịch càng có điều kiện để phát triển nhanh và vững chắc. Trong giai đoạn tới cần tập trung giải quyết các lĩnh vực: giao, cho thuê đất, rừng cho các khu du lịch, vấn đề

thuế, phí; phương tiện vận chuyển khách du lịch; chính sách đầu tư vào du lịch.

 Xem xét và kiến nghị các chính sách ưu đãi đới với địa phương để thu hút mạnh vốn

đầu tư, đẩy nhanh việc phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành du lịch.

Tổ chức các đợt tham quan để nghiên cứu và học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, thành phố mà đã thực hiện tốt việc kêu gọi đầu tư nhờ chính sách đãi ngộ và thủ tục thông thoáng. Các nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề sau:

- Chính sách, thuế: có sự ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế trong thời gian nhất

định nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các vùng đất còn hoang sơ và tài nguyên du lịch chưa

được khai thác; khuyến khích mở các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch mới mẻ có khả

năng tăng thời gian lưu trú của khách, tăng hiệu quả xã hội, hấp dẫn với cộng đồng dân cư. - Chính sách về đầu tư: tập trung cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục hành chính, rút ngắn về mặt thời gian để tăng thêm sự hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư khi có ý định tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Chính sách về tổ chức, quản lý: đảm bảo sự quản lý có hiệu quả, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức thực thi của bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ công chức.

 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời chấn chỉnh những vấn đề bất cập nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

Nòng cốt của việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát này là bộ phận thanh tra của Sở

Thương mại – du lịch và có sự phối hợp của phòng du lịch của sở, ngành công an, y tế, văn hoá thông tin và Chi cục quản lý thị trường tỉnh để giải quyết, xử lý những vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)