IV Các làng nghề truyền thống 3 làng nghề
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH DAK LAK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.2.1.3. Đa dạng hoá sản phẩm, chương trình du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm
phẩm
Loại hình du lịch sinh thái:
Dak Lak có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái; phát triển du lịch sinh thái cũng là thực hiện quan điểm, tư tưởng chỉđạo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển du lịch, nhằm tạo ra hình ảnh mới, đặc sắc của du lịch Dak Lak. Các loại hình sau đây cần được khai thác, tổ chức thực hiện:
- Du lịch trên hồ, sông nước, tham quan các thắng cảnh tự nhiên như hồ Lak, hồ Ea Nhaie, hồ Ea Sup
- Du lịch leo núi Chư Yang Sin, Chư Diju, Chư Hmu - Du lịch hang động ở hang đá Dak Tuôr, hang đá Ba tầng
- Du lịch dã ngoại, sinh thái: tham quan vườn quốc gia York Đôn, Chư Yang Sin, các khu bảo tồn thiên nhiên; đi bộ kết hợp với đi voi.
Loại hình du lịch văn hoá - lịch sử
Đây là thế mạnh của du lịch Dak Lak, được chọn làm bước đột phá trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
- Du lịch văn hoá được tổ chức ở các dạng:
+ Tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử - văn hoá như nhà đày Buôn Ma Thuột, chùa sắc tứ Khải Đoan, đình Lạc Giao, tháp Chăm Yang Prong.
+ Lễ hội văn hoá: pháp lý hoá một số lễ hội tại địa phương và tổ chức theo định kì thống nhất trong năm như hội voi, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, hội cồng chiêng, lễ cúng bến nước, lễ cúng voi, lễ mừng nhà mới.
Các lễ hội này trước đây cũng được tổ chức nhưng còn mang tính tự phát, ngày giờ tổ
chức không thống nhất, nghi thức còn ít nhiều tuỳ tiện, vì vậy mà việc xây dựng các chương trình du lịch để chào bán rất khó khăn.
+ Sinh hoạt văn hoá truyền thống tại các buôn làng đồng bào dân tộc, thưởng thức ca múa nhạc dân tộc, uống rượu cần, nghe kể sử thi của đồng bào Ê Đê, M’nông, hoà nhập với cuộc sống cộng đồng của bà con trong buôn làng.
- Du lịch vui chơi giải trí, thể thao: tổ chức tại công viên nước Dak Lak, công viên nước Đại Dương, khu du lịch Phúc Ban Mê.
- Du lịch nghiên cứu khoa học: tổ chức tại vườn quốc gia York Đôn, Chư Yang Sin và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Các dự án đầu tư cần có sự nhìn nhận đúng đắn về tiềm năng và lợi thế của sản phẩm ở
từng vùng để thiết kế xây dựng chương trình và sản phẩm dịch vụ theo tính chất đặc thù riêng của từng vùng, buộc du khách phải đi đến nơi đó mới thưởng thức được các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu và mục đích du lịch của mình. Điều đó sẽ khắc phục tâm lý nhàm chán của du khách vì đi đến đâu cũng thấy giống nhau về sản phẩm và dịch vụ phục vụ.
Đồng thời, buộc du khách phải đi thật nhiều điểm du lịch mới thưởng thức được hết các sản phẩm đặc thù của từng nơi, nhờ vậy du lịch Dak Lak mới có thể kéo dài thời gian lưu lại của khách, tăng được số ngày lưu trú bình quân, các khách sạn sẽ có cơ hội phục vụ để tăng doanh thu.
Khai thác văn hoá ẩm thực phục vụ khách du lịch
Dak Lak có những món ăn, thức uống đặc sản, nguyên liệu từ núi rừng Tây Nguyên, vừa lạ, vừa hấp dẫn du khách. Các nhà hàng lớn ở tỉnh đều có những món ăn Âu, Á, thuỷ
hải sản, rau quả từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên, ẩm thực của Dak Lak còn có những món ăn đặc trưng khác cần được nghiên cứu, đưa vào chương trình ẩm thực để trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Các sản phẩm ẩm thực sẵn có cần được đưa vào khai thác như súp cà
đắng, thịt heo nướng xiên, núc nác thịt bò, heo nướng ống lồ ô, thục chua, lá bép, cơm lam gà nướng nhằm làm phong phú ẩm thực địa phương. Muốn vậy, cần tham gia các liên hoan
ẩm thực trong nước và các sự kiện du lịch khác của các địa phương để giới thiệu ẩm thực Dak Lak; gắn với các sự kiện du lịch để giới thiệu và phục vụ khách, làm cho ẩm thực trở
thành món ăn ưa thích của du khách. Làm được điều này vừa khai thác được nguyên liệu sẵn có, vừa thu hút khách du lịch và tăng thu nhập cho một số vùng dân cư.
Thúc đẩy sản xuất và bán hàng hoá phục vụ du lịch
Tại Dak Lak, tỉ lệ chi tiêu của khách trong du lịch rất thấp, dưới 10%, trong khi đó ở
Thái Lan là 50%. Để khai thác thế mạnh làng nghề truyền thống và tăng chi tiêu của khách du lịch, cần đầu tư cho các làng nghề và đa dạng hoá sản phẩm và bán sản phẩm tại chỗ cho du khách. Các cơ sở chế biến lớn như cà phê, hạt điều, nuôi ong cũng trở thành nơi tham
quan của khách du lịch, tuyên truyền quảng bá về nghề và sản phẩm, tổ chức hoạt động triển lãm, xúc tiến các làng nghề thu hút khách và nâng cao chất lượng phục vụ khách.
Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch
Tăng cường năng lực của ngành, nâng cao chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, trong hoạt động hướng dẫn và vận chuyển khách du lịch và các khâu đón tiếp, dịch vụ khác. Đa dạng hoá các loại hình lưu trú, các tour, tuyến du lịch, loại hình du lịch, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch. Tăng cường khả năng hội nhập của du lịch tỉnh trong vùng, khu vực và cả nước.
Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng cao tinh thần trách nhiệm và văn hoá giao tiếp với khách du lịch của các nhân viên du lịch để thể hiện sự
hiểu biết và tính hiếu khách của mình, coi đây là một rong những lợi thế cạnh tranh.