Lao động ngành du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 69 - 70)

IV Các làng nghề truyền thống 3 làng nghề

2.2.8. Lao động ngành du lịch

Năm 2005, toàn tỉnh có 932.314 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 6.580 người hoạt động trong ngành du lịch. So với số lao động trong ngành du lịch của TP.HCM, Lâm

Đồng hay Bình Thuận thì số lượng người lao động của du lịch Dak Lak còn nhỏ bé, nhất là trong điều kiện du lịch phát triển như hiện nay.

Nhìn chung, lao động ngành du lịch của Dak Lak còn ít về số lượng, thấp về chất lượng. Mặc dù số lao động tăng liên tục qua các năm, bình quân mỗi năm tăng hơn 1.000 người, nhưng số người này chưa đủđể phục vụ tốt cho ngành du lịch. Tại mỗi điểm du lịch, thường có rất ít nhân viên, chủ yếu làm ở khâu soát vé và dịch vụăn uống. Hướng dẫn viên còn rất ít và chỉ hoạt động ở một số điểm nhất định, khi có nhiều đoàn khách tham quan cùng đến và yêu cầu hướng dẫn viên địa phương thì sự khan hiếm hướng dẫn viên càng thể

hiện rõ. Đội ngũ lao động ngành du lịch thường là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Kiến thức về du lịch không được trang bị, ngoại ngữ không biết, tác phong không chuyên nghiệp là những điểm yếu đặc trưng của lao động ngành du lịch nơi đây. Trong điều kiện du lịch sinh thái – văn hoá ngày càng thịnh hành, yêu cầu về ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, ngoại hình và kiến thức ngày càng cao, lao động du lịch Dak Lak rất cần được đào tạo nghiệp vụ. Do đặc thù vềđịa lí, hướng dẫn viên du lịch Dak Lak cũng cần tìm hiểu sâu về

tận và hoà nhập hơn với người dân, có như vậy mới hướng dẫn khách du lịch một cách tự

tin, đầy đủ và lôi cuốn.

Hiện nay, có một bộ phận nhỏ người dân tộc được tham gia làm du lịch và hưởng lợi từ

du lịch theo đúng như nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Đó là đồng bào người dân tộc

ở các buôn văn hoá thường xuyên đón khách tham quan như buôn Cô Thôn, buôn Kosier, buôn Jun và một số nhóm người trong khu du lịch Buôn Đôn. Họ tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và góp phần tạo nên sản phẩm du lịch như đánh chiêng, hát dân ca, múa hoặc nấu ăn và cho du khách thuê phòng ngay trong nhà của họ. Đời sống của đồng bào đã

được cải thiện đáng kể từ nguồn thu do du lịch mang lại. Du lịch cũng nhờ đó mà thu hút thêm du khách. Tuy nhiên, số lượng người tham gia làm du lịch và có thu nhập từ du lịch

đang còn rất ít.

Để phát triển bền vững, du lịch Dak Lak không chỉ cần nâng cao tay nghề, nghiệp vụ

cho lao động trong ngành mà còn phải tổ chức bồi dưỡng kiến thức về du lịch và môi trường cho người dân, tiếp thu ý kiến của cộng đồng, địa phương tại các điểm, khu du lịch. Việc thu nhận đồng bào dân tộc vào lao động, phục vụ trong ngành - không chỉ ở khâu phục vụ

mà còn ở các khâu quản lý - sẽ mang lại thuận lợi cho nhiều người, vì hơn ai hết, họ hiểu biết về phong tục tập quán, lễ nghi, lối sống của dân tộc mình. Nếu được tiếp nhận và đào tạo, họ sẽ hiểu cái gì, điểm nào của dân tộc mình là mới lạ, độc đáo và thu hút du khách. Hiệu quả kinh tế đạt được cao, chia sẻ lợi ích cho nhiều đối tượng. Ngành du lịch có thêm nguồn lao động tại địa phương, am hiểu địa phương, làm việc hiệu quả, thu lợi nhuận cao. Bản thân người lao động địa phương thì có công ăn việc làm ổn định ngay tại quê nhà, được tham gia làm du lịch, tiếp xúc với văn hoá mới, kĩ thuật mới và có nguồn thu nhập, nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần. Cộng đồng địa phương cũng nhờ du lịch mà nhận được những lợi ích kinh tế, môi trường và văn hoá.

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)