Thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 63 - 65)

N ăm Khu vực

2.2.5.2. Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng và các nước. Trong sự phát triển của du lịch, không thể thiếu thông tin liên lạc. Nhờ các tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự đầu tư của nhà nước, hệ thống thông tin liên lạc Dak Lak đã đáp ứng một phần cho du lịch.

Toàn tỉnh hiện có 43 bưu cục tại tất cả các huyện, xã. Hiện nay đã đưa vào hoạt động tổng đài điện tử 16.000 số, đáp ứng nhu cầu lắp đặt điện thoại của dân cư. Năm 2006, số

thuê bao điện thoại đạt 17,13 máy/100 dân, so với trung bình cả nước là 35 máy/100 dân. Internet phát triển nhanh, đã có 10/13 huyện, thành phố có internet tốc độ cao, trừ huyện M’Đrăk, Ea Súp và Krông Bông.

Bưu điện thực hiện nhanh chóng, đảm bảo chất lượng các nghiệp vụ bưu điện nhưđiện thoại, fax, thư, báo chí trong và ngoài nước, vào bất cứ thời điểm nào.

Sóng phát thanh truyền hình đã phủ khắp các xã, phường trong tỉnh, đến nay chỉ còn ba xã thuộc huyện M’Đrăk chưa được phủ sóng truyền hình. Truyền hình cáp và đầu thu kĩ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá, tiếp thị du lịch Dak Lak bắt đầu phát triển. Vai trò của thông tin liên lạc đối với du lịch được nhận thức sâu sắc hơn. Tháng 10/2006, Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch đã phối hợp với Tổ chức hỗ trợ kĩ thuật

Đức(GTZ) tổ chức hội thảo “Xu hướng du lịch quốc tế vào Việt Nam và cách tiếp cận”

nhằm giới thiệu cho các doanh nghiệp, công ty du lịch các phương thức xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Dak Lak qua internet. Một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã thiết lập các website quảng bá du lịch Dak Lak.

Tuy nhiên, thông tin liên lạc Dak Lak hiện nay có thể nói là chưa theo kịp với nhịp độ

phát triển của du lịch. Các website về du lịch Dak Lak còn rất nghèo về nội dung, kém về

chất lượng. Lời giới thiệu chưa cuốn hút, mà lại chỉ bằng tiếng Việt. Các website đều giới thiệu lặp lại khoảng năm, sáu điểm du lịch, hình ảnh chưa đặc sắc, lôi cuốn. Tại các cơ sở

lưu trú chưa có nhiều thiết bị truy cập mạng, chưa có mạng không dây. Một số khách sạn lớn trong thành phố có kết nối internet thì giá dịch vụ còn cao. Để du khách trong và ngoài nước tìm đến Dak Lak du lịch nhiều hơn, ngành thông tin liên lạc tỉnh cần có chiến lược phát triển và đưa ra các giải pháp khả thi.

2.2.5.3. Đin, nước

Mạng lưới điện của tỉnh đang trong quá trình hoàn thiện. Hàng năm, lượng nước mưa chuyển vào dòng chảy trong tỉnh đạt khoảng 17,5 tỉ m3, nhưng mưa phân bố không đều nên lượng điện cung cấp cũng chênh lệch theo mùa. Nguồn thủy điện của tỉnh đã có trên 14.000 KW, trong đó thuỷ điện Dray H’linh là 12.000 KW. Nhu cầu điện của Dak Lak là 1,8 triệu kwh/ ngày nhưng lượng điện của tỉnh chỉ mới đáp ứng được một nửa. Vào mùa khô, toàn tỉnh thực hiện “hai có một không”, tức là cứ hai ngày có điện thì một ngày hôm sau lại mất

điện.

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật gắn liền với năng lượng, đặc biệt là điện. Du lịch cũng chịu ảnh hưởng lớn của việc mất điện như du khách không thể sử dụng máy lạnh, máy tắm nước nóng, sạc pin máy quay phim, hay truy cập internet.

Thấy được những tác động không nhỏ đó, điện lực Dak Lak đã bắt đầu xây dựng các nhà máy thuỷ điện Buôn Kốp, Sêrêpốk III, Krông Kmar, Krông Hin 2 và nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang tiến hành thủ tục đầu tư như nhà máy thuỷ điện buôn Bra - Ea Kar (10MW), thuỷ điện Ea Ran –-M’Đrăk (6MW). Với những nỗ lực trên, đến nay17.000 hộ

dân trong tỉnh đã được dùng điện, tỉ lệ hộ sử dụng điện là 84%, có đến 90,4% số buôn đồng bào dân tộc thiểu số có điện, 100% xã, phường có điện.

Trong thời gian tới, vấn đề điện ở Dak Lak sẽ được giải quyết và phục vụ tốt cho du lịch.

Dak Lak có ba hệ thống sông, phân bố khá đều trên lãnh thổ là hệ thống sông Sêrêpôk, sông Ba và sông Đồng Nai, cộng với hàng trăm hồ và suối, nguồn nước mặt của tỉnh khá dồi dào. Tuy nhiên, lượng nước rất thấp vào mùa khô khiến nhiều huyện gặp khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

Được sự đầu tư kinh phí của Nhà nước, Chính phủ Nhật Bản và các dự án nước sạch Danida (Đan Mạch), toàn tỉnh đã có 34 xã, thôn buôn vùng xa có các công trình, hệ thống cấp nước sạch. 48.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh với trên 70.000 người

được hưởng lợi đã đưa tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch lên 44%.

Tại TP. BMT, hàng ngày nhà máy nước chỉ cung cấp được 28.000m3, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu. Đây là điểm hạn chế cần khắc phục vì nhu cầu nước sạch của người dân sẽ

ngày càng nhiều trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống thoát nước của tỉnh được đánh giá là tốt, thoát nước nhanh, sạch. Nước thải không bốc mùi lên từ các cống rãnh như nhiều thành phố khác.

Các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ở Dak Lak hầu hết đều sử dụng nước sạch, tuy nhiên lượng nước hiện bị thiếu hụt vào mùa khô. Dak Lak đang triển khai lồng ghép các chương trình, dự án, phấn đấu đến năm 2010 có 100% dân số thành thị và 85% dân số nông thôn

được sử dụng nước sạch với số lượng bình quân 60 lít nước/người/ngày đêm.

Những nỗ lực trong lĩnh vực điện, nước sẽ góp phần tạo điều kiện cho du lịch phát triển hơn trong tương lai. Đánh giá tại thời điểm hiện tại, điện nước Dak Lak chưa phục vụ

tốt cho phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)