Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH DAK LAK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng, sự đa dạng của động thực vật thì cộng đồng các dân tộc ở Dak Lak cũng là tài nguyên du lịch vô cùng hấp dẫn, quí báu đối với người Việt Nam nói riêng và văn minh nhân loại nói chung. Có thểđánh giá đây là thế

mạnh của du lịch Dak Lak. Để phát triển du lịch Dak Lak theo hướng bền vững, không thể

không đánh giá cao tài nguyên nhân văn vì đây là nét rất đặc sắc của du lịch tỉnh.

Trải qua quá trình chung sống, gắn bó lâu dài, các dân tộc đã làm nên một Dak Lak anh hùng với bản sắc rất riêng mà cho đến nay nhiều người vẫn muốn tìm đến để được sống trên mảnh đất cách mạng, sống trong tình cảm đồng bào, đồng chí và tham quan các di tích văn hoá, lịch sử cũng như lối sống, phong tục tập quán và các lễ hội ở nơi đây.

Điểm qua lịch sử Dak Lak, sau khi tiến hành xâm lược và bình định được vùng Tây Nguyên, thực dân Pháp bắt tay vào xây dựng bộ máy thống trị. Năm 1899, Toàn quyền

Đông Dương do Paul Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Dak Lak tự trị, đặt cơ sở hành chính tại Bản Đôn, do Bourgeois làm công sứ.

Ngày 12/4/1904, theo đề nghị của hội đồng tối cao Đông Dương, Toàn quyền Paul Beau ký quyết định thành lập tỉnh Dak Lak có cấp dưới là các buôn làng của đồng bào dân tộc, đồng thời chuyển tỉnh lỵ từ Bản Đôn về BMT, đặt dưới quyền giám sát của Bardin.

Năm 1913, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Kon Tum, tách ra từ

tỉnh Phú Yên, Bình Định và Dak Lak, đồng thời tỉnh Dak Lak bị giải thể, hạ xuống làm một

đại lý. Từđó, tỉnh Dak Lak không còn mà chỉ còn địa danh Dak Lak.

Năm 1923, theo đề nghị của công sứ L. Sabatier, Toàn quyền Đông Dương ra quyết

định tách đại lý Dak Lak ra khỏi tỉnh Kon Tum, tái lập tỉnh Dak Lak. Sau đó, thực dân Pháp

đẩy mạnh việc xây dựng BMT để thực hiện chính sách thống trị lâu dài. Trong nội thị đã xây cất các công sở của Pháp, bệnh viện, nhà tù, trường học, cửa hàng, khách sạn, chợ, nhà máy, rạp hát, sân vận động, bể bơi, nhà kho, nhà để xe. Khu dân cư của người Việt và người

Âu xen kẽ với với một số buôn làng của người Ê Đê. Đường sá đã có ngã tư, ngã sáu. Các

đường nội tỉnh và ngoại tỉnh được hình thành, sân bay Monfleur được xây dựng. Với những thay đổi đó, năm 1930, Khâm sứ Trung kỳ đã ký nghị định thành lập thị xã BMT, toạ lạc trên địa bàn các làng Buôn Ma Thuột và Buôn Sô. Vì chính sách hạn chế của thực dân Pháp, chỉ có ít người Kinh sinh sống tại BMT, trong làng Lạc Giao. Người dân hàng năm phải đi “xâu người” và “xâu voi”, đàn ông 18 - 60 tuổi phải xâu 20 ngày, mỗi voi cũng chịu 20 ngày xâu trong một năm.

Từ khi thực dân Pháp thống trị, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa của các buôn làng nổ ra, như khởi nghĩa năm 1905 của Ama Jhao, khởi nghĩa của Me Sao để giành lại Bản Đôn, cuộc đấu tranh do thầy giáo Y Jút lãnh đạo năm 1925 - 1926, khởi nghĩa của Nơ Trang Long 1912 - 1934. Ngày 28/8/1945, tổng khởi nghĩa diễn ra ở Dak Lak, Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt và tuyên bố xoá bỏ chế độ thống trị của Nhật, Pháp; hệ thống chính quyền cách mạng được thành lập. Liên hoan đoàn kết các dân tộc Dak Lak được tổ chức tại Biệt điện Bảo Đại bàn về vấn đề đoàn kết các dân tộc anh em trong xây dựng và bảo vệ

chính quyền cách mạng. Năm 1949, chiến dịch Tây Nguyên được mở đầu trên địa bàn Dak Lak, Gia Lai và Kon Tum, đồng bào dân tộc đã cùng nhau đứng lên đấu tranh cho hoà bình. Năm 1953, “Hoàng triều cương thổ” bị giải thể, “thủ tiêu tất cả các hiệp ước ký kết giữa Việt Nam và Pháp từ trước đến nay”. Đến năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, khoảng 100.000 người thuộc các dân tộc Hoa, Tày, Thái, Nùng, Mèo, Dao bị thực dân Pháp cưỡng bức di cư từ Bắc Bộ vào Nam, trong đó có rất nhiều người đến Dak Lak. Những năm sau

đó, nhân dân Dak Lak đã mưu trí, dũng cảm tổ chức nhiều cuộc đấu tranh bất chấp sự đàn áp dã man của chính quyền địch, năm 1968, bộđội chủ lực ta tấn công địch ở sân bay Buôn Ma Thuột và dinh tỉnh trưởng, đánh vào kho Mai Hắc Đế, phá huỷ hơn 4.000 tấn bom đạn. Ngày 10/3 /1975, trận tiến công lịch sửđánh chiếm BMT mở màn chiến dịch Tây Nguyên,

đến 11h ngày 11/3, lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc Sở chỉ huy Sưđoàn 23 Nguỵ, Đại tá tỉnh trưởng Dak Lak bị bắt sống. Năm 1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập tỉnh Dak Lak mới gồm tỉnh Dak Lak cũ và tỉnh Quảng

Đức - hiện nay là Dak Nông.

Sau khi đất nước hoà bình, thống nhất, bên cạnh các dân tộc bản địa, nhiều tộc người khác ở miền Bắc và miền Trung đã di dân đến Dak Lak để sinh cơ lập nghiệp, xây dựng quê hương mới, tạo thành một đại gia đình 44 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu

hoá Dak Lak. Đây là nền văn hoá đặc sắc, vừa của núi rừng Tây Nguyên, vừa pha trộn với những truyền thống của vùng núi Bắc Bộ cũng như các miền quê khác trên cả nước. Trong quá trình di cư, các nhóm người đã mang theo phong tục tập quán lên mảnh đất cao nguyên này, vừa giữ gìn, vừa hoà nhập chúng với văn hoá của các dân tộc khác, khiến cho nét văn hoá ở Dak Lak rất độc đáo.

Dân tộc bản địa của Dak Lak là Ê Đê, M’nông, Giarai, Ba Na và Sêđăng, trong đó

đông nhất là người Ê Đê, chiếm 70,4% dân tộc tại chỗ, M’nông chiếm 17%, Ba Na, Giarai và Sêđăng chiếm 18,5%. Năm 2004 tổng số các dân tộc ít người bản địa ở Dak Lak là 253.154 người.

Dân số của toàn tỉnh năm 2005 là 1.714.855 người, trong đó người Kinh chiếm 70,65%, người Ê Đê chiếm 3,51%. Các cộng đồng dân tộc tuy không hình thành nên những

địa bàn định cư riêng biệt nhưng có sự tập trung ở một số vùng nhất định, với những truyền thống bản sắc riêng, hình thành nên một nền văn hoá dân gian độc đáo, mang tính đặc thù của vùng Tây Nguyên. Văn hoá truyền thống Dak Lak cực kì phong phú và thực sự lôi cuốn, hấp dẫn du khách, nhất là các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, dân tộc, ngôn ngữ, kiến trúc. Về khía cạnh nhân văn, du lịch Dak Lak đủ các điều kiện để phát triển hai loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hoá thành du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)