Công tác quản lý hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 70 - 72)

IV Các làng nghề truyền thống 3 làng nghề

2.2.9.Công tác quản lý hoạt động du lịch

Không chỉ UBND tỉnh và Sở Thương mại - Du lịch rất quan tâm đến khâu quản lý hoạt

động du lịch của tỉnh mà Chính phủ cũng đã có những công văn chỉđạo, định hướng cho du lịch Dak Lak.

Năm 1995, Văn phòng quốc hội đã phê chuẩn Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam số

377/TCDL ngày 24/4/1995, trong đó có nêu lên hướng phát triển cho du lịch Dak Lak. Năm 2003, công văn số 969/VPCP - KTTH ngày 5/3/2003 của Văn phòng Chính phủ chỉ đạo cho Dak Lak trở thành tỉnh trọng điểm phát triển du lịch. Năm 2005, Thủ tướng chính phủ quyết

định phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã đưa ra mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch miền Trung Tây Nguyên trong đó có tỉnh Dak Lak.

Căn cứ vào những phương hướng và mục tiêu mà Chính phủ, Tổng cục du lịch, UBND tỉnh Dak Lak và Sở Thương mại - Du lịch đã ban hàng các quy chế nhằm quản lý hoạt động xây dựng, khai thác, kinh doanh du lịch và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, UBND tỉnh đã ban hành quy chế về sử dụng đất tại các khu du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, thu phí du lịch, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, ban hàng thẻ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh Dak Lak.

Việc thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch cùng các công ty du lịch tạo

điều kiện cho việc quản lý, quảng bá, và thúc đẩy hoạt động du lịch tốt hơn.

Công tác quy hoạch cũng được các nhà quản lý du lịch đánh giá cao và đã có những

đóng góp tích cực cho việc phát triển của ngành. Các dự án đã được đầu tư chu đáo, từ khâu khảo sát tới thi công và đưa vào thực hiện nhằm phát triển du lịch theo định hướng mà Chính phủđã vạch ra, đồng thời lồng ghép các quy định, giải pháp, đặc thù của địa phương về du lịch.

Có thể nói, sự phát triển của du lịch Dak Lak trong vòng 10 năm trở lại đây là nhờ sự đóng góp, quản lý của UBND tỉnh, Sở Thương mại - Du lịch, Tổng cục du lịch và Chính phủ. Du lịch Dak Lak đang lớn mạnh dần theo quy hoạch mà tỉnh đã đề ra. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy chế, quy định và quy hoạch chưa đồng bộ, chưa đều tay giữa các cấp trong ngành. Tại nhiều địa phương, những vi phạm quy chế du lịch về môi trường, kinh doanh du lịch vẫn diễn ra. Điều này có thể lý giải là do sự quản lý chưa chặt chẽ của ơ quan chức năng địa phương và sự giám sát chưa nghiêm ngặt của Sở Thương mại - Du lịch tỉnh.

Việc giữ gìn, tôn tạo các di tích và di sản văn hoá còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như

sự suy giảm của cồng chiêng. Với 12 – 15 triệu đồng, người ta có thể mua 1 bộ chiêng 12 chiếc. Giáo viên trường tiểu học Y Jút, xã Jang – Tao, huyện Lak cho biết, trước đây trong bản, nhà nào cũng có một bộ cồng chiêng, nhưng giờ còn lại rất ít. Sự hờ hững khiến cồng chiêng “chảy máu” là điều đáng lo ngại, nhưng sự “mặn mà thái quá” đối với chiêng cũng là một nguy cơ. GS.TS Tô Ngọc Thanh đã cảnh báo: “Nhiều cán bộ văn hoá khăng khăng đòi cải tiến chiêng, bằng cách bảo dân gò lại theo đúng như hàng âm thanh Châu Âu: Đồ rê mi pha son… thế thì tức là vứt đi hàng âm thanh mà tôi đã đề nghị thế giới công nhận là của riêng Việt Nam (nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng có cồng chiêng)”[2],[14].

Ngoài ra, số lượng voi đang suy giảm nghiêm trọng. Theo thống kê của IUCN, năm 1975 tỉnh có 400 con voi rừng và voi nhà, đến 1997 chỉ còn 40 con voi rừng và 115 con voi nhà; cuối 2005 đàn voi chỉ còn vỏn vẹn không quá 60 con, chủ yếu là voi đực. Tức là không

đầy 30 năm nữa, Dak Lak không còn con voi nhà nào, nếu không có giải pháp ngăn chặn. Ngày 20/4/2007, Tỉnh đã tổ chức Hội thảo xây dựng đề án bảo tồn và phát triển voi nhà do GS.TS khoa học Lê Huy Bá làm chủ nhiệm đề án. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có “chợ

tình” cho voi, để bảo tồn và gia tăng số lượng voi.

Làng nghề dệt thổ cẩm cũng đang chờ lối thoát từ phía các nhà quản lý, vì “mỗi khung vải, tấm áo, cái khố làm ra bằng tay không thể cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp bày bán tràn ngập” lời của Mí Chin, HTX dệt thổ cẩm Alê A hay bế tắc trong khâu tiêu thụ thổ cẩm như phát biểu của chị H’Dăm, chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông: “mỗi hộ xã viên phải nỗ lực tự tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm bằng cách mang hàng đi bán lẻ hoặc ký gửi nhờ các cửa hàng trên phố bán giúp”.

Sự xuống cấp của di tích, “chảy máu” cồng chiêng, suy giảm đàn voi hay giải thể các làng nghề cùng với hoạt động du lịch manh mún, chỉ vì những lợi ích trước mắt đang đặt cho các nhà quản lý, hoạt động du lịch Dak Lak những vấn đề nan giải. Công tác quản lý du lịch của tỉnh cần được cải tiến và đầu tư hơn nữa, vì sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch trên mảnh đất cao nguyên đặc sắc này.

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 70 - 72)