Vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH DAK LAK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.2.1. Vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Tỉnh Dak Lak nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, có các trục đường giao thông quan trọng nối liền với nhiều tỉnh, thành phố như quốc lộ 14 nối TP. BMT với Dak Nông, Bình Phước, Bình Dương và TP. HCM. Quốc lộ 26 nối TP. BMT - Nha Trang, quốc lộ 27 nối TP. BMT - TP. Đà Lạt và một số tuyến đường khác nối liền với vùng Đông Bắc Campuchia. Bên cạnh đó cảng hàng không ở ngay trong thành phố nối liền Dak Lak với TP. HCM, Đà Nẵng và thủđô Hà Nội.

Cùng với các điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất, rừng, tài nguyên khoáng sản và lực lượng lao động dồi dào, Dak Lak có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 1991 - 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 11% trong đó nông lâm nghiệp tăng bình quân 9,94%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,64%, dịch vụ tăng 12,17%. Sang giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữở mức cao, trung bình 10,5%/năm, trong đó nông, lâm nghiệp tăng 15,22%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,33% và dịch vụ tăng 7,95%. Trong các năm tiếp theo, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Theo đánh giá so sánh 1994, tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 65,54% năm 2005 còn 59,55% năm 2006, công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,21% năm 2005 lên 15,29% năm 2006 và các ngành dịch vụ tăng từ

21,25% năm 2005 lên 25,16% năm 2006.

ĐVT: %

Một phần của tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)