IV Các làng nghề truyền thống 3 làng nghề
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH DAK LAK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.2.1.2. Đầu tư hạt ầng du lịch, xây dựng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm
phẩm
Do đặc thù riêng của ngành cũng như trong điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm năng du lịch của tỉnh, cơ cấu đầu tư bao gồm những nội dung cơ bản sau.
Đầu tư hạ tầng, xây dựng các khu, điểm du lịch.
Đây là hướng đầu tư hết sức quan trọng, tạo cơ sở cho sự hình thành các sản phẩm du lịch, tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịch. Dựa vào sự phân bố tài nguyên du lịch, tỉnh đang hình thành tương đối rõ ba cụm du lịch. Các cụm này được nối với nhau bởi các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh.
+ Cụm du lịch hồ Lak: là cụm du lịch tổng hợp phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch đặc sắc của hồ Lak, gắn với những lợi thế về vị trí tiếp giáp với thị trường du lịch Đà Lạt, tạo nên tour du lịch liên hoàn: Đan Kia suối vàng - Lak - Buôn Đôn và các tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Sự phát triển du lịch ở khu du lịch này sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn phía Đông là Lak, Krông Bông.
Sản phẩm du lịch của cụm này là du lịch bơi thuyền trên hồ Lak, leo núi, săn bắn, sinh hoạt văn hoá dân tộc, thăm nhà nghỉ của Cựu hoàng Bảo Đại, lưu trú và dịch vụ. Không gian du lịch bao gồm thác Krông Kmar, căn cứ kháng chiến hang đá Dak Tuôr, hang đá Ba Tầng (xã Krông Nô, huyện Lak).
+ Cụm du lịch Buôn Đôn - Ea Sup - Cư M’gar - Krông Năng: đây là cụm có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch, đặc biệt là môi trường còn tương đối hoang sơ và trong sạch. Việc phát triển cụm du lịch này có ý nghĩa quan trọng, tạo ra sản phẩm du lịch có ý nghĩa quốc tế, tính cạnh tranh cao, với đường Hồ Chí Minh đi qua, tạo nên tam giác du lịch: Buôn Đôn - Dak Min (khu du lịch sinh thái Dak Ken tiếp giáp vườn quốc gia York Đôn) - TP. BMT, góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
Sản phẩm du lịch đặc trưng là cưỡi voi dã ngoại trong rừng, xem thuần dưỡng voi, sinh hoạt văn hoá các lễ hội của dân tộc Ê Đê, M’nông, Giarai, du lịch sinh thái - văn hoá Buôn
Đôn, vườn quốc gia York Đôn.
+ Cụm du lịch phía Đông: Krông Păk - Ea Kar - M’Đrăk: cụm du lịch này tuy tiềm năng du lịch không tập trung, các khu du lịch không liên hoàn nhưng có nhiều điểm du lịch có khả năng đầu tư, khai thác có hiệu quả như hồ Ea Nháie, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, thác Dray Nao, mở rộng phát triển với các địa bàn Nha Trang, Phú Yên.
Hiện nay, những cụm du lịch với đầy đủ ý nghĩa của nó bao gồm các sản phẩm du lịch
đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn kèm theo các điều kiện về cơ sở vật chất và các dịch vụ tương
ứng thoả mãn nhu cầu của du khách chưa có. Vì vậy, việc tập trung xây dựng và phát triển các khu du lịch, đặc biệt là các khu du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh như khu du lịch hồ Lak, khu du lịch hồ Ea Kao, khu du lịch sinh thái - văn hoá Buôn Đôn là yêu cầu bức xúc của du lịch tỉnh.
Chủ trương của Chính phủ hỗ trợ từ ngân sách đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ
tầng, tôn tạo cảnh quan, môi trường ở hai khu du lịch hồ Lak và Buôn Đôn là điều kiện thuận lợi để Dak Lak thu hút đầu tư.
Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ
Năm 2005 tỉnh đón 203.149 lượt khách, dự báo đến năm 2010 đạt trên 700.000 lượt khách. Số khách sạn đạt chuẩn phục vụ du lịch trên địa bàn hiện nay là 39 với 1019 phòng,
để đón được số khách theo dự báo thì cần phải đầu tư xây dựng dần dần đểđến năm 2010 số
khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ sẽ tăng gấp ba lần so với hiện nay. Các tiêu chuẩn về dịch vụ khách du lịch phải được nâng cao, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khi đầu tư xây dựng các khách sạn mới cần chú ý đến hướng đầu tư phát triển không gian hệ thống khách sạn để hình thành các công trình dịch vụ phụ trợ cho khách sạn như khu tổ
hợp thể dục thể thao, hội nghị hội thảo, các nhà hàng, bãi đỗ xe. Đầu tư phát triển các công trình vui chơi giải trí
Một trong những điểm còn hạn chếđối với sự phát triển du lịch Dak Lak hiện nay là sự
nghèo nàn của hệ thống các công trình vui chơi giải trí. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú của du khách và hiệu quả kinh doanh du lịch.
Một số công trình vui chơi giải trí như công viên nước, các trò chơi điện tử, điện cơ đã
được đầu tư phát triển, tuy nhiên còn hạn chế về quy mô và nội dung chưa phong phú. Trong thời gian tới, cần đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí mang tính đặc trưng của Dak Lak - Tây Nguyên phù hợp với thị hiếu của khách để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Các công trình này có thể xây dựng
ở một trong ba cụm du lịch của tỉnh, nhằm thu hút khách kết hợp tham quan và vui chơi. Các trò chơi nên mang tính đặc thù của vùng cao nguyên như cưỡi ngựa, bắn nỏ, leo núi.
Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch
Một trong những mục đích chính của khác du lịch nước ngoài đến Việt Nam nói chung và Dak Lak nói riêng là để tìm hiểu về nền văn hoá, lịch sử phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá và phát triển các lễ hội truyền thống không chỉ có ý nghĩa giáo dục cho thế hệ sau về những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch.
- Các di tích lịch sử - văn hoá cần được đầu tư nhằm tôn tạo cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan cũng như chất lượng dịch vụđể phục vụ khách tham quan du lịch là:
+ Bảo tàng tỉnh
+ Sa bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột + Nhà đày Buôn Ma Thuột
+ Căn cứ kháng chiến: hang đá Dak Tuôr (huyện Krông Bông) - Xây dựng làng văn hoá dân tộc:
+ Xây dựng mới làng nghề truyền thống ở TP. BMT. + Đầu tư cho làng văn hoá buôn Jun (huyện Lak)
+ Đầu tư cho làng văn hoá buôn Ako Dhong (TP. BMT)
- Xây dựng điểm tham quan làng nghề dệt thổ cẩm Buôn Ma Thuột, dệt thổ cẩm - mây tre đan Tăng - Bông và dệt thổ cẩm buôn Alê A (TP. BMT).
Hiện nay một số xã, phường đã xây dựng nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng, do vậy, việc triển khai xây dựng làng văn hoá dân tộc và làng nghề truyền thống cần phải có sự gắn
kết chặt chẽ giữa phát triển ngành nghề với việc sử dụng có hiệu quả nhà sinh hoạt cộng
đồng trong hoạt động du lịch.