Giải pháp về huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 105 - 106)

- Đối với một số giống loài thủy sản tự nhiên bị giảm sút về sản lượng hoặc có nguy cơ diệt chủng sẽ có kế hoạch thả giống nhằm tái tạo nguồn lợi tự nhiên.

3.2.2.2. Giải pháp về huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản

Nhân lực trong lĩnh thủy sản cần có các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, khai thác có hiệu quả con giống, áp dụng đúng kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất và khai thác thủy sản trong tư nhân. Ngoài ra, còn cần có hiểu biết về môi trường, về hệ sinh thái, tính

đa dạng sinh học để trong quá trình sản xuất và khai thác không làm ô nhiễm môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên mất cân bằng sinh thái và tính đa dạng sinh học của các loài cá.

Do đó đểđáp ứng nhu cầu phát triển, đưa nhanh KHKT vào sản xuất để gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm thủy sản, cần quan tâm:

- Xây dựng hoàn chỉnh chương trình quản lý chất lượng sản phẩm để làm cơ sở

huấn luyện cán bộ khuyến ngư và ngư dân nhằm thực hiện nghiêm việc sản xuất sản phẩm sạch. Tổ chức huấn luyện về khuyến ngư cần có chương trình, thời gian huấn luyện thích hợp và cấp giấy chứng nhận cụ thể. Quan tâm huấn luyện về trình độ thực thi pháp luật, về

thị trường và đạo đức, kỹ thuật sản xuất sản phẩm sạch và các biện pháp bảo vệ môi trường sản xuất.

- Đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến ngư về trình độ nắm bắt thông tin và phân tích thị trường để giới thiệu và hướng dẫn ngư dân kế hoạch sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. Chọn lựa quảng bá, chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với trình độ và triển vọng phát triển của địa phương, tạo thêm cơ hội phát triển công việc làm.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại cán bộ khuyến ngư, để

cán bộ làm công tác khuyến ngư thạo về lý thuyết, giỏi về thực hành. Sử dụng đa dạng các hình thức khuyến ngư, đặc biệt phải giải quyết tốt về quy trình, công nghệở các mô hình trình diễn kỹ thuật, để các mô hình đó phải kết hợp nhuần nhuyễn công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng NTTS An Giang.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy sản. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ

thuật có khả năng triển khai và ứng dụng tốt. Chọn lựa con em tại địa phương nơi có nghề

nuôi thủy sản phát triển, có khả năng trình độ để đào tạo thành những kỹ thuật viên am tường địa bàn hoạt động, biết làm việc và có hiệu quả.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị, xuất nhập khẩu, quản lý kinh doanh… cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

- Đào tạo huấn luyện cho 60.000 ngư dân và lao động nghề cá trên địa bàn tỉnh về kỹ thuật thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tếđược các nước nhập khẩu chấp nhận. Ngoài ra, đào tạo huấn luyện và nâng cao tay nghề cho các nhà sản xuất giống thủy sản, ngư dân và cán bộ thủy sản ở huyện, tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo nơi điểm nóng có sự cố kỹ thuật như: bệnh cá, các yếu tố môi trường mà KHKT có thể khắc phục được. Chuyển giao đại trà cho nông dân các mô hình sản xuất mới thông qua trình diễn của hộ dân có trình độ, đây là phương pháp tốt nhất để nông dân tiếp cận và tiếp thu nhanh những tiến bộ KHKT.

- Thực hiện chính sách ưu đãi trong đào tạo, thu hút sử dụng lực lượng có tay nghề cao, các chuyên gia KHKT trong và ngoài tỉnh có trình độ, am tường lĩnh vực thủy sản

để góp sức xây dựng phát triển ngành thủy sản ở An Giang.

- Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức thường xuyên thi thợ giỏi ''Bàn tay vàng'' ngành chế biến thủy sản.

- Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng nguồn nhân lực thủy sản. Ngoài ra, cần quan tâm trợ giúp kỹ thuật và tài chính của cộng

đồng quốc tếđể phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản ở An Giang.

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 105 - 106)