Chế độ gió: An Giang có chế độ gió khá thuần nhất do địa hình bằng phẳng và xa biển.

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 31 - 33)

và xa biển.

+ Gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 - 11)đem nước mưa cộng với tuyết tan từ

thượng nguồn, dâng lũ, dồn về hai ngã, một trong hai ngã đổ vào Biển Hồ, mở rộng vùng ngập, nước chảy tràn bờ cuốn theo chất mùn bã và phát triển phiêu sinh tạo điều kiện thuận lợi cho cá đẻ trứng và cá non tăng trưởng. Cuối mùa gió Nam sau đỉnh lũ, dòng nước chảy xiết về phía hạ lưu mang theo nguồn lợi thủy sản dồi dào và phong phú chủng loại.

+ Vào thời điểm gió mùa Đông Bắc (từ tháng 12 đến tháng 4) thì mưa lũ

chấm dứt, dòng sông chính hạ mực nước, chảy chậm lại, nước trong dần. Cá trắng rời bỏ đồng lụt tuột xuống dòng chính di chuyển ngược về Biển Hồ. Cá đen gom về các trũng nội địa. Nắm được qui luật gió mùa và sự di trú của cá, người dân An Giang đã tổ chức nhiều hình thức đánh bắt và NTTS; vì vậy ngành thủy sản trong tỉnh đã phát triển từ rất sớm và ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển.

* Thủy văn

An Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Mêkông, là tỉnh đầu nguồn của vùng

ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên khoảng 5.170 km, với mật độ 1,5km/km2, trong đó 2 con sông chính là sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km cùng với các nhánh sông Châu Đốc dài 28 km, sông Vàm Nao dài 7 km là điều kiện hết sức thuận lợi cho nghề khai thác và NTTS phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, tất cả tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông nước An Giang.

Chế độ thủy văn có tác động rất lớn nhiều mặt trong đời sống người dân

ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng nhất là đối với việc phát triển nguồn lợi thủy sản trong khu vực. An Giang, tỉnh đầu tiên sử dụng nguồn nước ngọt của hệ

thống sông Cửu Long từ Campuchia chảy qua theo sông Tiền và sông Hậu.

Chế độ thủy văn An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chính là chế độ thủy triều, chế độ dòng chảy

sông Cửu Long, chế độ mưa nội đồng và đặc điểm về địa hình, hình thái sông rạch. An Giang có chế độ bán nhật triều không đều biển Đông, với hai lần triều lên và hai lần triều xuống trong ngày. Triều biển Đông truyền vào sông Tiền và sông Hậu làm tăng mực nước trên hai sông này và lan truyền vào hệ thống kênh rạch nội đồng. Hàng năm vào mùa lũ, dòng nước từ thượng nguồn đổ về làm ngập lụt gần 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với độ ngập phổ biến từ 1 - 2,5 mét đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động KT-XH trên địa bàn.

Lưu lượng nước biến động lớn và chịu ảnh hưởng của thủy triều, lưu lượng nguồn, mưa tại chỗ, gió chướng… nhưng dòng chảy trong năm khá ổn định do tác dụng điều tiết của Biển Hồ. Lưu lượng nguồn chảy vào châu thổ phân định theo mùa rõ rệt và hiển thị dòng chảy. Mùa lũ nước từ thượng nguồn chảy xuống xuôi theo một chiều (bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11), trong đó tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 9 và tháng 10. Mùa khô, toàn bộ hệ thống sông ngòi, kênh mương chảy theo hai chiều, vào mùa này tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 4. Trong đó, mùa lũ chiếm 70 - 80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm.

Dòng chảy mùa lũ đem nước từ Biển Hồ tuôn ra dòng Tonlésap, lùa bầy cá non về hạ lưu thuộc lãnh thổ nước ta, qua hai ngã sông Tiền và sông Hậu. Đây là cơ

sở để làng quê An Giang hình thành nên nghề khai thác và ương nuôi cá từ bao đời nay. Dòng chảy đem nguồn phiêu sinh, nguồn dưỡng khí dồi dào làm tăng sinh khối thủy vực, đồng thời làm tăng trưởng nghề nuôi cá lồng bè ở An Giang từ dạng tồn trữ, nuôi bán thâm canh chuyển sang nuôi thâm canh theo hình thức công nghiệp.

Về chất lượng nước: các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong điều kiện nguyên thủy rất phù hợp với sự tăng trưởng của cá tôm và nghề NTTS tại An Giang đồng thời giúp sông ngòi An Giang tồn trữ lượng lớn cá tôm mà từ đó sản lượng khai thác dư

thừa cho nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh. * Sinh vật

Khu hệ thủy sản của tỉnh An Giang đa dạng và phong phú, rất thích hợp cho phát triển trong NTTS vì An Giang là tỉnh đầu nguồn của vùng ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi, có nguồn nước ngọt dồi dào.

Vào mùa lũ toàn tỉnh có khoảng 70 - 80% diện tích bị ngập nước, đây là thời

đây rất phong phú về thành phần loài và nguồn lợi luôn được bổ sung từ thượng nguồn sông Mêkông và Biển Hồ thuộc Campuchia đổ về vào mùa lũ hàng năm. Đây là một ưu thế nổi trội của vùng, song để tận dụng có hiệu quả và bền vững khu hệ

thủy sản cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng, hợp lý về nghiên cứu sâu, bảo tồn, nuôi trồng, khai thác.

Đặc biệt đối với các giống loài không phải là giống loài bản địa của khu vực

ĐBSCL, trước khi nhập giống vào cần phải khảo nghiệm và nghiên cứu kỹ, tránh phá vỡ khu hệ thủy sản của vùng, vì khu hệ thủy sản nước ngọt ĐBSCL đa dạng và phong phú nhất ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 31 - 33)