Giải pháp về công nghệ chế biến

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 99 - 100)

- Đối với một số giống loài thủy sản tự nhiên bị giảm sút về sản lượng hoặc có nguy cơ diệt chủng sẽ có kế hoạch thả giống nhằm tái tạo nguồn lợi tự nhiên.

3.2.1.3.Giải pháp về công nghệ chế biến

Trong chế biến thủy sản, An Giang là một trong những địa phương đầu tư cho công nghệ chế biến đi trước công nghệ nuôi, sản phẩm chủ yếu dựa vào

vùng sản xuất nguyên liệu.

Để thực hiện được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010 đạt 280 triệu USD, An Giang cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản, nâng cấp và xây dựng nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến đồng thời tạo vùng nguyên liệu. Tức là mỗi nhà máy chế biến phải tạo được cơ sở cung cấp nguyên liệu ổn định cho kế hoạch chế biến hàng năm, hạn chế dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng các nhà máy cạnh tranh mua bán nguyên liệu ở khắp nơi, làm tăng chi phí thu gom, tăng giá thành sản phẩm. Việc quy hoạch xây dựng nhà máy, các cơ sở chế biến thủy sản phải gắn với vùng sản xuất nguyên liệu

để rút ngắn thời gian, không gian vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển.

Chuyển dần xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế sang sản phẩm tinh chế bằng công nghệ tiên tiến (sản phẩm giá trị gia tăng). Do đó cần phải đầu tư:

- Đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ mới và hiện đại. - Đầu tư mua sắm thêm các thiết bị chuyên dùng.

- Đầu tư các thiết bị chuyên dùng cho việc vệ sinh an toàn chất lượng. - Cải tiến mẫu mã bao bì đóng gói hàng thủy sản.

- Đầu tư các thiết bị cho sản xuất nước mắm, mắm và mặt hàng khô. - Đầu tư trang thiết bị cho chế biến đồ hộp.

- Phát triển công nghệ sau thu hoạch hàng thủy sản.

Gia tăng tỉ trọng các nhà máy áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế như:

- An toàn: HACCP, SQF 1000,… - Chất lượng: ISO 9000, SQF 2000,… - Môi trường: ISO 14001,…

Phương án tổ chức sắp xếp hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản của tỉnh phải gắn liền với việc quy hoạch của vùng ĐBSCL. Theo đó trong tương lai, chạy dọc theo Quốc lộ 91 từ Châu Đốc đến Cần Thơ sẽ phát triển

trung tâm chế biến thủy sản nước ngọt đặc biệt là cá tra, cá basa.

Như vậy ngoài việc nâng công suất và đầu tư cải tiến thiết bị công nghệ chế

biến cho các nhà máy sẵn có, An Giang còn kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản mới ở KCN Bình Long (Châu Phú), KCN Bình Hòa (Châu Thành), nâng tổng công suất chế biến thủy sản toàn tỉnh lên trên 130.000 tấn/năm vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 99 - 100)