- Thị trường Châu Âu: hiện tại chỉ chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của An Giang, đây được coi là thị trường “đối trọng” với thị tr ườ ng
3.1.1. Quan điểm quy hoạch của tỉnh
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII đã xác định:" Thủy sản An Giang sẽ
tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới". Trong cơ cấu ngành thì NTTS có vai trò quan trọng hơn so với khai thác thủy sản tự nhiên vì có nhiều ưu thế. NTTS góp phần vào thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng hợp lý nguồn đất NTTS, diện tích mặt nước nuôi thủy sản. Hạn chế
khai thác thủy sản tự nhiên, tăng cường bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Phát triển nuôi thủy sản phải phát triển trên quan điểm nuôi bền vững, phải đi
đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Phát triển thủy sản phải gắn liền với phát triển KT-XH của tỉnh và của khu vực
ĐBSCL.
Trên cơ sở đó trong kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006 - 2010, tỉnh An Giang cũng đã xây dựng được 13 chương trình trọng điểm thì trong đó có 3 chương trình có liên quan đến ngành thủy sản nhằm mục đích phát triển một nền kinh tế thủy sản bền vững. Đó là:
- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản, nhằm lựa chọn việc quy hoạch vùng NTTS chuyên canh theo phương pháp công nghiệp (công nghiệp thủy sản),… nội dung của chương trình chủ yếu là tập trung vào quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa lớn, vừa từng bước vững chắc phát triển nuôi trồng theo phương thức công nghiệp vừa phát huy lợi thế sinh thái để tạo vùng nuôi quy mô lớn.
- Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ chú trọng nghiên cứu và áp dụng giống cá chất lượng cao, giá trị gia tăng cao.
- Vấn đề cấp bách nhất về môi trường hiện nay ở An Giang là ô nhiễm nước trên sông do lượng chất thải từ các lồng bè nuôi cá. Vì vậy, một mặt cần khống chế
số lượng lồng bè nuôi cá, mặt khác phải triển khai ngay một quá trình xử lý nước thải từ các vùng chuyên canh nuôi cá ao hầm theo chương trình phát triển thủy sản.