Cá tra, cá basa làm ột thế mạnh trong kinh tế thủy sản ở An Giang

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 65 - 69)

- Tôm càng xanh: chủ yếu tiêu thụ tươi sống trong tỉnh với giá cả bán tại các chợ rất cao, còn chế biến thì ngày càng giảm vì tỷ lệ hao hụt rất lớ n làm giá thành s ả n

2.3.6.Cá tra, cá basa làm ột thế mạnh trong kinh tế thủy sản ở An Giang

Dòng sông Mêkông, một trong những con sông lớn khu vực Đông Nam Á chảy qua tỉnh An Giang mang theo nhiều loài cá nước ngọt có giá trị, trong đó có cá basa và cá tra là 2 chủng loại cá đặc biệt chỉ có ởĐBSCL. Cùng với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn,…) như đã trình bày ở phần trước, An Giang có những lợi thế hơn so với các tỉnh khác trong khu vực trong việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá basa, cá tra. Vì vậy nuôi cá basa, cá tra được coi là thế mạnh chủ yếu của An Giang, những sản phẩm đặc trưng của tỉnh, chúng có giá trị kinh tế

cao hương vịđặc biệt đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới.

Cá basa, cá tra An Giang được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, săn chắc, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá da trơn khác. Trong cá basa chứa đầy đủ các thành phần acid béo không no, DHA và không có cholesterol. Do vậy ăn cá basa có thể phòng mắc các chứng bệnh có liên quan đến hệ tuần hoàn. Chính vì lẽđó cá basa được nuôi nhiều ở An Giang.

* Diện tích nuôi cá tra, cá ba sa

Bng 2.17. S lượng lng bè - din tích nuôi cá tra, cá basa và tc độ tăng trưởng

Năm

DT nuôi cá tra (ha) 670 875 710 800 861 1.280 11,4

Số lượng bè cá tra 550 1.900 1.700 1.800 1.680 2.166 25,7

Số lượng bè cá basa 600 450 400 200 298 133 -22,2

Nguồn: Sở NN & PTNT An Giang.

Năm 2000 UBND tỉnh An Giang đưa ra đề án phát triển cá tra, basa giai đoạn 2000 - 2005, như vậy sau hơn 1 năm thực hiện triển khai thì diện tích nuôi cá tra đã tăng từ 670 ha (1999) lên 875 ha (2000), số lượng bè cá tra cũng tăng lên đáng kể

1.350 cái. Tuy nhiên do sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường, nên sản lượng cá nguyên liệu bị tồn đọng vào cuối năm 2000 đã gây thiệt hại lớn đối với người sản xuất. Sang năm 2001 một số hộ dân không đủ điều kiện đầu tư tiếp tục sản xuất nên cả diện tích và số lồng bè đều giảm.

Đến cuối năm 2001 do nhu cầu thị trường tăng vọt đồng thời công suất các nhà máy chế biến được nâng cao nên nhu cầu về nguyên liệu tăng nhanh, vì vậy bước sang năm 2002 thì diện tích và số lượng lồng nuôi bè lại tăng lên.

Từ sau khi có phán quyết ngày 01/7/2003 của Mỹ áp dụng chống phá giá đối với fillet cá tra, cá basa thì thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá nguyên liệu bị

sụt giảm liên tục, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích và số lượng bè nuôi giảm xuống đến năm 2004. Bước sang năm 2005 diện tích nuôi cá tra là 1.280 ha chiếm 44% tổng diện tích NTTS của tỉnh (trong đó gồm cả nuôi hầm và bãi bồi), có khoảng 2.299 lồng bè nuôi cá tra và basa chiếm 65,1% tổng số lượng lồng bè NTTS của tỉnh.

Tóm lại, qua 5 năm thực hiện đề án phát triển cá tra, cá ba sa thì diện tích và số lượng bè nuôi cá tra tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là bè nuôi cá tra có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

* Sản lượng cá tra, ba sa

Do diện tích và số lượng lồng bè nuôi cá có nhiều biến động thăng trầm nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng. Nhìn chung từ năm 1999 đến nay, sản lượng nuôi có tăng nhưng không bền vững, cũng tỷ lệ thuận với diện tích. Có nghĩa là năm 2000 sản lượng cá nuôi tăng lên so với năm 1999 40%, sang năm 2001 tăng chỉ có 1,6% so với năm 2000, rồi 2002 lại tăng vọt lên 31,8% so với năm trước, đến năm 2003 đến nay sản lượng tiếp tục tăng 39,8%. Nhưng sau vụ kiện của Mỹ sản lượng

năm 2004 giảm xuống 6,6% so với năm trước và hiện nay có thể nói đã ổn định, sản lượng tăng trở lại 25,5% vào năm 2005.

Bng 2.18. Sn lượng cá tra, cá basa ca tnh An Giang

Đơn vị: tấn

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Cá tra 40.000 65.000 66.077 87.047 121.774 114.460 145.728 Cá

basa 12.000 8.000 2.272 4.088 1.095 1.311 1.782 Nguồn: Sở NN & PTNT An Giang.

Theo bảng trên nguồn nguyên liệu xuất khẩu chủ yếu là cá tra chiếm trên 95% sản lượng nuôi của cả 2 loại cá . Còn cá basa chỉ duy trì ở mức trung bình khoảng dưới 2.000 tấn/năm, tuy nhiên trong tương lai sản lượng có chiều hướng giảm vì do nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu không cao.

* Năng suất

Việc nuôi cá tra, cá basa hiện nay thực hiện chủ yếu theo 2 hình thức nuôi ao hầm và nuôi lồng bè, trong đó hình thức chủ yếu là nuôi hầm vì vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với đầu tư lồng bè, do đó sản lượng cá nuôi ao hầm chiếm tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên năng suất nuôi lồng bè thì cao hơn so với ao hầm vì cá mau lớn do môi trường nuôi gần giống như thiên nhiên. Nếu năng suất nuôi ao hầm đạt trung bình 40 - 45 tấn/ha, thì nuôi lồng bè đạt 70 - 90 kg/m3 (cá tra), cá basa đạt tới 100kg/m3.

Bng 2.19. Năng sut nuôi cá tra, cá basa giai đon 1997-2005

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nuôi ao hầm (Tấn/ha) 45 45 44 40 40 45 40 40 40 Năng suất cá tra Nuôi lồng bè (Kg/m3) 70 70 80 90 85 75 75 75 80 Năng suất cá basa nuôi lồng bè (Kg/m3) 120 100 100 100 90 100 100 100 100 Nguồn: Cục thống kê An Giang.

Theo bảng trên cho thấy năng suất cả 2 loại cá tra, cá basa đều không gia tăng theo thời gian, nhưng nuôi lồng bè có lợi hơn nên nhằm thâm canh tăng năng suất những năm gần đây nông dân An Giang chuyển sang hình thức nuôi cá tra theo lồng bè với loại lồng bè với kích cỡ từ 45m3đến 100m3để phát huy lợi thế của cá tra.

- Công ngh chế biến: hiện nay các xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu

đang xây dựng dự án áp dụng tiêu chuẩn SQF 2000CM để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, hiện nay tỉnh An Giang đang tập trung chế biến cá tra, cá basa theo quy trình khép kín từ khâu chuẩn bị lấy nguyên liệu cho tới khâu chế biến thành phẩm theo yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế khá chặt chẽ.

+ Nguyên liệu: đểđảm bảo chất lượng cao ngay từ khâu thu hoạch, tỉnh An Giang yêu cầu các công ty chế biến xuất khẩu cần phải ký kết hợp đồng mua nguyên liệu với người nuôi kể từ khi bắt đầu nuôi trồng và bắt buộc họ phải cam kết sản phẩm đạt các tiêu chuẩn đã qui định. Vào mùa thu mua nguyên liệu, các công ty có

đội ngũ kỹ thuật cao đến tận cơ sở nuôi lấy mẫu về kiểm tra theo các thông số về vi sinh, kháng sinh… theo mẫu đối chứng. Khi có kết quả thông báo nguyên liệu tốt, có thể chấp nhận được thì các công ty mới chấp nhận mua số cá nguyên liệu đó. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nơi nuôi trồng, hàng kỳ trước khi chuẩn bị thu mua, các công ty cho cán bộ kỹ thuật xuống nơi sản xuất hướng dẫn cho nông dân nuôi trồng theo đúng qui trình kỹ thuật nuôi trồng - đánh bắt.

+ Chế biến:An Giang triển khai rộng qui trình công nghệ chế biến cá đông theo khối. Đông theo khối là dạng đông lạnh sản phẩm theo từng khối hình tròn: sản phẩm sẽ được cuộn tròn trong một khuôn hình khối tròn và để ở băng chuyền đông. Với các công đoạn rất chi tiết: tiếp nhận nguyên liệu; fillet; rửa 1; lạng da; tạo hình; kiểm tra ký sinh trùng; phân cỡ, phân loại; rửa 2; xếp khuôn; cấp đông; tách khuôn; bao gói; bảo quản.

+ Qui trình quản lý chất lượng HACCP: luôn được coi là yêu cầu hàng đầu

đểđảm bảo cá tra, basa xuất khẩu của An Giang có lợi thế cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp ở An Giang chủ trương chuyên môn hóa đội ngũ công nhân làm hàng xuất khẩu ở từng bộ phận; lắp đặt máy móc tự động như băng chuyền, băng tải nhằm giảm thời gian đi lại, đảm bảo sản phẩm không bị vỡ, hư hỏng trong quá trình chuyển tải; cố gắng trang bị tối đa hệ thống tự động lóc da cá cho năng suất cao; nhất thiết phải tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 14000; trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho công nhân nhằm đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến.

- Cơ cu mt hàng cá tra, cá basa chế biến xut khu:chủ yếu là 2 loại fillet cá tra, cá basa, trong đó fillet cá tra chiếm tỷ trọng quyết định (trên 2/3), mặc dù rằng

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 65 - 69)