Tàu thuyền đánh bắt

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tổng số tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản của tỉnh khoảng 15.739 chiếc, trong đó số tàu thuyền máy là 10.481 chiếc với công suất 49.484 CV. Tổng cộng số

tàu thuyền máy không biến động nhiều theo thời gian vì tàu thuyền máy chủ yếu khai thác trên sông, mà nguồn lợi thủy sản thì ngày càng sụt giảm. Số lượng tàu thuyền thủ công dùng khai thác thủy sản thường tăng khoảng 10% vào mùa lũ hàng năm, vừa phục vụ đánh bắt thủy sản vừa phục vụ làm phương tiện đi lại. Số lượng xuồng tăng không đáng kể vì số lượng tăng chủ yếu bù đắp số xuồng cũ mục.

Hiện nay tỉnh An Giang đã có trên 80% hộ nông dân nông thôn sử dụng điện, phấn đấu đến năm 2005 đạt tỷ lệ 95% hộ dân sử dụng điện và điện được sử dụng phục vụ cho hoạt động thủy sản, ngư dân An Giang đã áp dụng ngày càng nhiều những thành tựu KHKT vào hoạt động thủy sản đã làm cho hoạt động này trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

An Giang cũng là một trong những tỉnh có hệ thống đường giao thông nông thôn khá phát triển phục vụ cho hoạt động đi lại. Bên cạnh đó, hệ thống sông rạch chằng chịt từ bao đời nay được người dân An Giang sử dụng trở thành mạng lưới giao thông đường thủy rộng khắp có thể đi đến mọi miền quê hẻo lánh trong đó có những nơi hệ thống giao thông đường bộ không thể đến được và đi qua các tỉnh khác và một số nước bạn trong khu vực dễ dàng là điều kiện thuận lợi để phát triển KT - XH của tỉnh trong đó có hoạt động thủy sản.

Tóm lại đánh giá chung về tiềm năng

* Nhng thun li

- Là tỉnh có nguồn nước ngọt dồi dào, địa hình đa dạng, đất tốt chiếm tỷ trọng lớn, lũ

giàu phù sa, đem nhiều lợi thế về giống, thức ăn cho NTTS.

- Những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại phát triển, tạo thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn nhất là sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đồng thời hàng loạt các chính sách ưu đãi của tỉnh đã ban hành nhằm đưa thủy sản là ngành kinh tế chính sau cây lúa.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH đã được chú trọng đầu tư đúng hướng, bắt

đầu phát huy tốt đối với sản xuất và đời sống.

- Là tỉnh có dân số đông, đa phần sống ở nông thôn và có thu nhập chính từ

nông nghiệp, lực lượng lao động dồi dào, sẽ là áp lực nhưng cũng là lợi thế để thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh.

* Nhng khó khăn

- Vị trí của tỉnh nằm khá xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước, ít thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và ngành nghề

- Là tỉnh thuần nông ít có lợi thế về phát triển công nghiệp, nên khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế để tái đầu tư mở rộng sản xuất bị hạn chế, khó có thể tạo

được những bước chuyển dịch có tính đột biến, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn.

- Dân số lao động đông, trình độ dân trí và nguồn lực của nông hộ còn hạn chế, áp lực về công ăn việc làm và gia tăng thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhất là khu vực nông thôn, là những thách thức không nhỏ trong quá trình chuyển dịch sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh trong thời gian tới.

- Vấn đề tiếp cận thị trường còn yếu, thiếu tính cạnh tranh bằng luật thương mại quốc tế.

- Vấn đề môi trường, giá cả mùa vụ,… cũng là những vấn đề đáng quan tâm, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu của nhân dân.

2.3. Hiện trạng phát triển thủy sản An Giang 1996 – 2005 2.3.1. Diện tích nuôi 2.3.1. Diện tích nuôi

Với lợi thế về mạng lưới thủy văn và khí hậu, An Giang rất thuận lợi cho phát triển thủy sản, vì vậy diện tích nuôi thủy sản của tỉnh có chiều hướng tăng trong giai

đoạn 1996 – 2005, tốc độ tăng trung bình 3,8%/năm. Các huyện có diện tích nuôi với quy mô lớn như Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, trong khi đó các huyện ở vùng

đầu nguồn như An Phú, Tân Châu, Châu Đốc thì diện tích nuôi thấp mà chủ yếu nuôi lồng bè. Ngoài diện tích chuyên nuôi nước ngọt trên sông và ao hồ, còn có thể phát triển nuôi trên các triền sông, các vùng đất ngập úng vào mùa lũ. Phương thức nuôi chủ yếu nuôi quảng canh cải tiến, siêu thâm canh, nuôi kết hợp mương vườn, nuôi kết hợp lúa.

* Diện tích nuôi theo loại hình mặt nước

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)