- Thị trường Châu Âu: hiện tại chỉ chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của An Giang, đây được coi là thị trường “đối trọng” với thị tr ườ ng
3.1.2.1. Dự báo thị trường
Qua các nghiên cứu các tài liệu thống kê và thực tiễn cho thấy nhu cầu các sản phẩm thủy sản trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng mạnh do nhiều nguyên nhân:
* Sản phẩm thủy sản rất lợi cho sức khỏe
- Mức độ an toàn về vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn so với các loại thực phẩm thịt khác vì trên 50% thủy sản đánh bắt từ môi trường tự nhiên. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều dịch bệnh của gia súc, gia cầm xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, khiến nhiều người tiêu dùng chuyển sang dùng thủy sản.
- Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của Mỹ, Nhật Bản, EU đưa ra kết luận: dùng thủy sản thường xuyên 3 đến 4 lần/tuần thì có lợi cho sức khỏe. Bằng chứng tuổi thọ trung bình của người Nhật vượt quá con số 80 do nhiều nguyên nhân, trong đó là sử dụng nhiều thủy sản.
- Mức sống bình quân của thế giới tăng làm cho khả năng tiêu thụ thủy sản cũng tăng lên.
* Thị trường thủy sản trong nước tăng nhanh hơn so với các thực phẩm khác
Theo số liệu thống kê năm 2001, đối với các loại thực phẩm tiêu dùng thì mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản là cao nhất (19,4 kg/người/năm), so với các loại thực phẩm khác là thịt lợn, gia cầm, trứng, thịt khác. Đây là loại sản phẩm được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng nhất vì nó cung cấp 30% nhu cầu đạm, riêng
ĐBSCL thì tỷ lệ này lên đến 60% và mức tiêu thụ trung bình gấp 4 - 5 lần ở các vùng khác.
Bảng 3.1. Mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản trung bình (kg/người/năm) so với các loại thực phẩm khác ở Việt Nam năm 2001
Đơn vị: kg/người/năm.
Tên các sản phẩm thực phẩm Mức tiêu thụ trung bình Thủy sản Thịt lợn Thịt gia cầm Trứng Thịt bò và thịt bê Thịt khác 19,4 17,1 3,9 2,3 0,3 0,6
Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thủy sản
Đến năm 2005, mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản trung bình của Việt Nam đã tăng lên khoảng 40 kg/người/năm. Theo một số tài liệu dự báo, đến năm 2010 dân số
nước ta khoảng 95 triệu người, bình quân thủy sản đầu người 40kg/người/năm tương tự năm 2005, như vậy trung bình 1 năm cần tiêu thụ khoảng 3,8 triệu tấn sản phẩm thủy sản. Mà tổng trữ lượng cá trên biển Đông khoảng 2,8 triệu tấn. Do đó thời gian tới, để đảm bảo đủ lượng thủy sản tiêu thụ trong nước, NTTS sẽ đóng một vai trò quan trọng và ĐBSCL trong đó có An Giang đóng vai trò chủ đạo.
Mặc khác cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu người ở
nước ta ngày càng tăng, nhất là ở các khu đô thị lớn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cá và các loài thủy sản đặc sản tươi sống rất cao.
Bên cạnh đó, các sản phẩm thủy hải sản tươi dưới dạng ướp đông, ướp lạnh, thậm chí một số mặt hàng đóng hộp cũng được thị trường trong nước tiêu thụ rất mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho ngành thủy sản cả nước nói chung và An Giang nói riêng phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa thủy sản mở rộng giao lưu đến các vùng khác trong nước.
* Thị trường thủy sản nước ngoài
Mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các nước trên thế giới cao hơn Việt Nam.Chẳng hạn ở các nước công nghiệp phát triển là 45,5kg/người/năm, một số nước Châu Á là 32,3kg (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…), trong khi đó trung bình của thế giới là 15,7kg. Như vậy, khả năng tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thế giới còn tăng lên ở tất cả các quốc gia đặc biệt là ở những nước phát triển.
Ngoài ra, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng tập trung lớn nhất vào các quốc gia vùng Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Mà xu hướng tiêu dùng của các quốc gia này chủ yếu là sử dụng thủy sản tươi sống hoặc hàng thủy sản
đông lạnh chưa qua chế biến để dễ dàng thực hiện chế biến phù hợp với khẩu vị món
ăn của từng quốc gia.
Trong 4 trung tâm lớn chi phối thị trường thủy sản thế giới là Đông Á, Mỹ và Mỹ La Tinh, EU và Bắc Âu, Ấn Độ thì Việt Nam là nhà cung cấp có lợi thế hơn so với các nước khác về hàng tươi sống. Đồng thời Đông Á là khu vực đông dân nên thị
trường tiêu thụ mạnh, giá trị xuất khẩu hàng tươi sống thì rất cao nên hứa hẹn một sự
phát triển của kinh tế thủy sản Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã hoàn thành các cam kết theo yêu cầu Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT (Common Effective Preferential) về hạ tất cả các mức thuế quan đối với hàng hóa buôn bán nội bộ AFTA (Khu mậu dịch tự do ASEAN) với thuế suất tối đa đảm bảo 0 - 5%, Việt Nam đã gia nhập WTO với cam kết mở cửa nhanh thị trường được kích thích bởi tự do hóa thương mại quốc tế, đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, chống phân biệt đối xử theo chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, chế độ đối xử quốc gia, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ bắt đầu năm thứ
4 của quá trình hội nhập cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Mỹ được tham gia rộng rãi vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
Nói tóm lại, thị trường trong nước và trên thế giới còn mở rộng và đầy tiềm năng, tạo ra những thuận lợi mang tính bền vững cho sự phát triển ngành thủy sản An Giang trong thời gian dài nếu được quy hoạch và phát triển đúng hướng.