Đánh giá nguồn lực KT-XH * Đường lối chính sách

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 34 - 40)

- Động, thực vật phù du và động vật đáy:

2.2.3.Đánh giá nguồn lực KT-XH * Đường lối chính sách

Trong quá trình phát triển kinh tế, tỉnh An Giang xác định phát triển toàn diện và vững chắc các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công - thương nghiệp và dịch vụ

theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với đặc điểm của tỉnh, trong đó lấy xuất khẩu làm mũi nhọn với sự tham gia của các thành phần kinh tế nhằm thu hút đại bộ

phận lao động dôi thừa bằng chính sự phát triển đa dạng của kinh tế nông thôn, gắn sản xuất với thị trường trong và ngoài nước.

Để thực hiện tốt mục tiêu này, tỉnh chủ trương vừa đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, vừa khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng cường mở

rộng NTTS.

Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang đã nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế

và tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển thủy sản. Từ 1996 chương trình thủy sản đã

được Đảng bộ xác định là một trong ba chương trình trọng điểm của tỉnh, đến năm 2001 thủy sản là chương trình quan trọng thứ 2 (sau chương trình phát triển xuất khẩu) trong 14 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Trong giai đoạn này UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các Sở, Ban ngành có liên quan xây dựng các đề án phát triển thủy sản như: “Đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2000 - 2005", “Đề

án phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2000 - 2005", “Đề án phát triển cá tra, cá basa giai đoạn 2000 - 2005".

Để đề án thành công, nhiều chính sách đầu tư cho phát triển thủy sản được

đẩy mạnh một cách đồng bộ:

+ Chính sách tín dụng nông nghiệp với phương thức cho vay đến tận hộ sản xuất.

+ Công tác tạo giống.

+ Chương trình khuyến nông, khuyến ngư. + Tìm kiếm mở rộng thị trường.

+ Tổ chức lại sản xuất, chương trình gặp gỡ "bốn nhà" do Đài Phát thanh & Truyền hình An Giang phối hợp với UBND tỉnh, với các Sở, Ban ngành trong tỉnh, các trường Đại học, các doanh nghiệp tổ chức định kỳ hàng tháng nhằm tìm ra các giải pháp phát triển bền vững cho nông nghiệp trong đó có thủy sản.

Để tạo điều kiện cho nhân dân an tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thiên nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa, UBND tỉnh An Giang ra quyết định số 170/2001/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND tỉnh đã có các Chỉ thị 26/CT-UB; Thông báo 79/TB-UB; Quyết định 986/QĐ-UB; Chỉ thị 01/CT-UB: Nghiêm cấm các hình thức khai thác có tính hủy diệt, chỉ cho phép khai thác cá tra bột ở 2 huyện đầu nguồn, các hộ khai thác phải có giấy đăng ký, khai thác theo vụ mùa, thời gian sinh trưởng cá; các ngành chức năng phối hợp với các xã - phường, ấp - khóm kiểm tra chặt chẽ v.v...

Riêng về cá tra, cá basa là mặt hàng thủy sản chủ lực của tỉnh nên việc quản lý, khuyến khích đầu tư phát triển tại tỉnh An Giang được chú trọng nhất từ năm 1998 trở lại đây, tại Hội nghị bàn về chất lượng và thương hiệu cá tra, basa Việt Nam tổ

chức trong 3 ngày 14-16/12/2004, tại An Giang do Bộ Thủy sản và UBND tỉnh An Giang phối hợp tổ chức. Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh đã khẳng

định định hướng phát triển bền vững sản xuất và xuất khẩu cá tra, cá basa đến năm 2010 bao gồm những yêu cầu cơ bản sau:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá tra, basa đáp ứng cao các điều kiện thị trường.

- Xây dựng năng lực quản lý trên cơ sở phối hợp cộng đồng (các Hội, Hiệp Hội) để đưa sản xuất lên qui mô lớn, quản lý tốt về chất lượng, tăng khả năng tự điều chỉnh trước các biến động của thị trường, tăng năng suất để giảm giá thành, chi phí sản xuất - chế biến - kinh doanh xuất khẩu.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho cá tra, basa Việt Nam, trước hết thực hiện tại An Giang.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia đáp ứng cao tiêu chuẩn quốc tế về con giống, sản phẩm cá nuôi, thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm chế biến; các tiêu chuẩn về môi trường nuôi; các qui định về qui trình sản xuất; các qui định về tên gọi sản phẩm.

- Huy động nguồn lực đa dạng (Nhà nước, doanh nghiệp, Hiệp hội, các tổ

- Nâng cao hiệu lực quản lý và khuyến khích của Nhà nước - Chính phủ theo hướng ban hành đầy đủ và đồng bộ các cơ chế, tiêu chuẩn và qui định có liên quan; Tạo khung pháp lý cho các hoạt động tự kiểm soát, quản lý của các Hội, Hiệp hội; Hỗ

trợ xây dựng và phát triển quản lý cộng đồng kể cả hỗ trợ về mặt con người; Hỗ trợ

kinh phí trong giai đoạn khởi đầu xây dựng và quảng bá thương hiệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quan điểm, định hướng và chính sách quản lý, khuyến khích xuất khẩu cá tra, basa của Nhà nước - Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ ngành là Bộ Thủy sản, UBND tỉnh An Giang đã soạn thảo và triển khai “Điều chỉnh qui hoạch thủy sản” của tỉnh An Giang từ năm 2005 đến năm 2010 và đề án “Phát triển cá tra, basa tỉnh An Giang” giai đoạn 2001 - 2010. Bên cạnh đó, tỉnh còn đưa ra ba đề án - giải pháp đó là:

Gii pháp th trườngmà được đánh giá là khâu đột phá số một, trực tiếp thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác các mũi nhọn như xuất khẩu, kinh tế cửa khẩu - biên giới, du lịch - dịch vụ, đồng thời gắn liền với tổ chức lại sản xuất;

Đề án t chc li sn xut theo hướng hợp tác hoá với hai hình thức chủ yếu là hợp tác xã và trang trại là giải pháp vừa đột phá vừa cơ bản đểđưa kinh tế và nhân dân An Giang thực sự hội nhập, nó đồng thời và gắn kết với chương trình xúc tiến thương mại nhưng có vai trò rất nền tảng, bảo đảm cho sự ổn định, bền vững và tính cạnh tranh cao đồng thời thực hiện cho được công thức ba hóa: trí thức hóa nông dân, hợp tác hóa sản xuất và dịch vụ, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Đề án 31 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cũng là một đột phá vừa có tính kinh tế vừa có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn đã chỉ ra con đường thoát nghèo trong thời điểm thiên nhiên khắc nghiệt nhất có tính chất chu kỳ - đó là mùa lũ - mà một thời đã làm cản ngại cho sự phát triển.

Ba đề án - giải pháp thật sự tạo ra động lực và môi trường thông thoáng thúc

đẩy KT-XH của tỉnh phát triển trong đó có sự phát triển của ngành thủy sản, vừa là ba giải pháp tình thế của những năm trước mắt nhưng cũng sẽ là ba giải pháp chiến lược để tỉnh An Giang đi đến CNH - HĐH thành công vào năm 2020.

* Dân cư và nguồn lao động

An Giang là tỉnh đất hẹp người đông. Dân số năm 2005 là 2.194.218 người, tỷ

lệ tăng dân số tự nhiên là 1,34% (2005), 97% dân số là người Kinh, còn 3% là người Khmer, Chăm, Hoa. Đây vừa là nguồn cung cấp lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm thủy sản trong tỉnh.

Dân số phân bố không đồng đều trung bình 621 người/km2. Ở các đô thị mật

độ dân số cao, còn các huyện còn lại mật độ chênh lệch đáng kể. Các huyện cù lao có dân số khá cao, các huyện nằm trong khu vực Tứ giác Long Xuyên có mật độ dân số

thưa thớt hơn, trong đó thấp nhất là huyện Tri Tôn.

+ Lao động

Người An Giang phần lớn sống bằng nghề nông, đa số tập trung sống ở vùng nông thôn (71,9% dân số ở nông thôn - 2005). Toàn tỉnh có 61,5% dân số trong độ

tuổi lao động. Tạo ra nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong NTTS. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh.

Lao động trong ngành thủy sản khoảng 80.000 người (2005), bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: khai thác thủy sản, NTTS, chế biến thủy sản (lao động làm nước mắm, làm mắm, làm khô), sản xuất cá bột cho các doanh nghiệp, các dịch vụ thủy sản khác như bán thuốc thú y thủy sản, bán thức ăn thủy sản, lao động ở các vựa cá,…

Năm 2005, lao động trong NTTS là 36.204 người, trong khai thác thủy sản có khoảng 42.700 người trực tiếp tham gia. Số hộ tham gia trực tiếp vào nuôi trồng và khai thác thủy sản trong toàn tỉnh là 40.464 hộ chiếm khoảng 9% số hộ trong toàn tỉnh, trong đó có gần 27.000 hộ chiếm 5% số hộ trong tỉnh tham gia khai thác thủy sản. Phần lớn là hộ nghèo, trình độ học vấn thấp nên họ chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, mà không để ý đến vấn đề môi trường, là một trong những vấn đề khó khăn của An Giang.

+ Trình độ văn hóa

Hiện nay An Giang đã đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở. Tuy nhiên trình độ dân trí vẫn còn thấp, tỉ lệ lao động ở khu vực nông thôn không biết chữ chiếm trên 10%, tốt nghiệp cấp III chiếm 3,53%, do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp,

lao động ở khu vực nông thôn có chuyên môn kỹ thuật chiếm 5,37%, trong đó từ sơ

cấp học nghề trở lên chiếm 8,06%. Điều này làm hạn chế việc vận dụng KHKT, khả

năng tiếp cận thị trường cũng như những tiến bộ khác vào các lĩnh vực sản xuất nói chung hay việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng như việc thu hút đầu tư từ bên ngoài.

* Vốn đầu tư cho sản xuất

Bng 2.2. S vn đầu tư phát trin kinh tế tnh An Giang

Số vốn đầu tư (triệu đồng) Tỷ lệ % số vốn đầu tư Năm Tổng số Thủy sản Tổng số Thủy sản 2001 2002 2003 2004 2005 2.701.907 3.253.688 3.642.145 4.047.725 4.632.098 73.768 68.739 63.947 77.793 93.350 100 100 100 100 100 2,7 2,1 1,8 1,9 2,0

Nguồn: Niên giám thống kê An Giang, năm 2005.

Qua bảng thống kê cho thấy số vốn đầu tư cho thủy sản mặc dù còn tương đối ít ỏi, nhưng xu hướng đang tăng dần. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. Ngoài ra chính sách tín dụng nông nghiệp với phương thức cho các hộ sản xuất vay vốn đã được tỉnh thực hiện rộng rãi ngay từ năm 1990, nhất là đối với các hộ chuyên chăn nuôi thủy sản. Nhà nước còn hỗ trợ cho ngư dân nuôi cá gần 100 tỷ đồng để làm vốn lưu động và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu.

*Dịch vụ thủy sản

Đây là ngành đóng một vai trò hết sức quan trọng trong ngành thủy sản của tỉnh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, An Giang xác định thủy sản là một ngành nông nghiệp sản xuất hàng hoá thứ hai sau cây lúa. Dịch vụ thủy sản bao gồm dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi thủy sản như tấm cám, cá biển, thức ăn công nghiệp; dịch vụ cung cấp thuốc thú y thủy sản, dịch vụ phổ biến kỹ thuật nuôi và ứng dụng khoa học vào sản xuất, hoặc dịch vụ vận chuyển cá giống, cá thương phẩm,… Hoạt động dịch vụ

thủy sản trong thời gian qua cũng gia tăng không ngừng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối

2421,880 2329,128 1764,713 1612,583 1315,263 1231,466 965,628 707,172 676,842 728,226 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2,200 2,400 2,600 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Tỷđồng Nuôi trồng thủy sản Khai thác thủy sản Dịch vụ thủy sản Biu đồ 2.1. Giá tr sn xut ngành thy sn An Giang

Nguồn: Cục thống kê An Giang.

* Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp (Trang 34 - 40)