Thành lập thêm phòng Nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH docx (Trang 54 - 55)

I. Một số giải pháp vĩ mô và phương hướng chủ yếu trong thời gian tới

5.Thành lập thêm phòng Nghiên cứu thị trường

Về phía Công ty, trong quá trình nghiên cứu, xem xét thực trạng

của Công ty về sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức, ta thấy rằng, Công

ty hiện nay đang hoạt động trong môi trường đầy biến động, khó lường trước những khó khăn nguy hiểm. Để hạn chế bớt được tình trạng này, Công ty nên lập thêm phòng nghiên cứu thị trường thường gọi là phòng Marketing. Có phòng này thì hoạt động về thị trường, biến động nhu cầu

cầu thị trường sẽ được cung cấp một cách kịp thời, phục vụ cho công tác

quản lý ra quyết định kinh doanh chính xác, khoa học.

Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống

kinh tế. Cơ thể đó cần có sự tao đổi chất với môi trường bên ngoài – thị trường. Quá trình trao đổi càng lớn thì cơ chế càng khoẻ mạnh và ngược

lại.

Công ty muốn tồn tại thì dứt khoát phải có các hoạt động chức năng như sau: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực, … Nhưng trong nền kinh tế

thị trường, chức năng quản lý tài chính, nhân sự chưa đủ đảm bảo cho

ty. Nếu tách rời nó còn một chức năng khác, chức năng kết nối mọi hoạt động của Công ty với thị trường. Chức năng này thuộc một lĩnh vực quản

lý khác – quản lý Marketing.

Nếu Công ty có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để

sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, để tìm ra những sản phẩm cực kỳ hoàn mỹ với chất lượng cao, là chắn chắn sẽ thu được nhiều tiền từ người tiêu

dùng. Điều đó trên thực tế chẳng có gì là đảm bảo. Bởi vì đằng sau phương châm hành động đó còn ẩn náu hai trở ngại lớn, hai câu hỏi mà nếu không giải đáp được nó thì mọi cố gắng của doanh nghiệp chỉ còn là số không.

Một là: Liệu thị trường có cần hết, mua hết số hàng hoá mà Công ty tạo ra hay không?

Hai là: Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có

đủ tiền mua hay không? Kết cục là cái mối quan hệ giữa Công ty với thị trường chưa được giải quyết thoả đáng.

Marketing hướng các nhà doanh nghiệp vào việc trả lời hai câu hỏi trên trước khi giúp họ phải lựa chọn phương châm hành động nào? Có nghĩa là Marketing đặt ra cơ sở kết nối, cách thức và phạm vi kết nối hoạt động sản xuất của Công ty hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu – ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi

quyết định kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH docx (Trang 54 - 55)