Mở rộng thị trường và đa dạng hoá cách ình thức phân phối

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH docx (Trang 51 - 54)

I. Một số giải pháp vĩ mô và phương hướng chủ yếu trong thời gian tới

4.3.Mở rộng thị trường và đa dạng hoá cách ình thức phân phối

4. Một số phương hướng chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả

4.3.Mở rộng thị trường và đa dạng hoá cách ình thức phân phối

Thị trường ra đời và gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất

hàng hoá. Từ đó đến nay, nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và trải qua

nhiều giai đoạn, nên cách hiểu biết về thị trường, vai trò của thị trường,

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam hiện

nay. Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng gắn liền với thị trường.

Thị trường là yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất. Nó quyết định sự sống

còn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có thị trường đầu vào mới có vật chất, hàng hoá để kinh doanh. Có thị trường đầu ra mới tiêu thụ được sản phẩm, mới thực hiện đươợc mục tiêu kinh doanh.

Thị trường được coi là một phạm trù trung tâm vì qua đó các

doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua

hệ thống phân phối giá cả. Hệ thống giá cả này luôn thay đổi nhằm thích ứng sự thay đổi của nhu cầu. Vì vậy, thị trường có vai trò cực kỳ quan

trọng trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Các doanh

nghiệp chỉ có thể thay đổi để thích ứng với thị trường mà không có chiều ngược lại.

Với ba nhân tố hợp thành (Yếu tố cung, yếu tố cầu và yếu tố giá

cả) có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thị trường không tách ra khỏi sự phân

công lao động xã hội, khỏi sự phân phối và phân phối lại nguồn lực xã hội

cho nên nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường cũng có ý nghĩa là mở

rộng các hoạt động phân phối trong phạm vi hẹp ( thị trường của doanh

nghiệp).

Ngày nay, với xu hướng mở rộng với mọi mặt của doanh nghiệp

không những nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Để làm được điều này điều quan trọng là phải tăng quy mô của thị trường cả về chiểu rộng (không gian địa lý) và chiều sâu (phân phối tới từng thị trường các biệt). Đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì việc mở rộng thị trường đầu vào hay thị trường đầu ra đều có ý nghĩa

chiến lược bởi lẽ, hàng hoá nhập về, bán đi hoàn toàn không có sự chế

biến, sơ chế. Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ là khâu trung gian giữa người muốn bán và người muốn mua nhưng lại là khâu quan trọng nhất trong quá trình giao dịch. Hàng hoá sau khi nhập khẩu

thuộc sở hữu của Công ty (doanh nghiệp) cho nên thị trường đầu ra trong trường hợp này là quan trọng hơn cả. Việc mở rộng thị trường cũng đồng

nghĩa với việc tiêu thụ hàng hoá được nhiều hơn (khi doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường).

Thị trường của công ty còn tương đối hẹp về chiều sâu, chiều rộng chưa đầy đủ, thị trường chủ yếu là các thị trường nhỏ. Các thị trường này tuy trải dài trên cả nước nhưng sức mua lại không cao, không thường

xuyên. Doanh thu từ các hợp đồng mua bán với các khách hàng trên chỉ

chiếm khoảng 50 – 60% tổng doanh thu. Vì vậy, phương hướng chung

trong những năm tiếp theo là mở rộng hơn nữa quy mô của mình, tăng doanh thu, tăng hiệu quả bằng cách tăng phạm vi kinh doanh của Công ty đến từng vùng nông thôn, thị xã, thị trấn các tỉnh trong cả nước. Mở các địa lý uỷ quyền và có chế độ ưu đãi đặc biệt. Tại các thành phố lớn như

Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà nẵng … Công ty nên có chiến lược

quản cáo khuyến mãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người

dân biết và mua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đi đôi với việc mở rộng thị trường không thể không nói đến hệ

thống phân phối sản phẩm, hàng hoá của Công ty. Vai trò của hệ thống

này là làm giao dịch giữa người bán và người mua trên thị trường trong cả nước. Một hệ thống phân phối tốt sẽ cho Công ty một doanh thu cao và

ngược lại. Hệ thống phân phối có vai trò rất lớn đối với hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp. Nó là một trong những khâu quan trọng của quá

trình sản xuất kinh doanh là sản xuất – phân phối – trao đổi và tiêu thụ.

Hệ thống phân phối hợp lý cho các loại thị trường khác nhau, khách hàng khác nhau sẽ gây đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần, nâng

cao vòng quay của vốn, nâng cao vòng quay của chu kỳ kinh doanh.

Hiện nay, công ty có một hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào

Nam nhưng không đồng bộ, không đa dạng. Nó chỉ được biểu hiện dưới

dạng các đại lý chủ chốt, được đặt tại các thành phố, thị xã sầm uất. Vì thế, khả năng khai thác của hệ thống này còn hạn chế. Để thực hiện mục tiêu năm 2001, Công ty phải có phương hướng mở rộng và đa dạng các

hình thức phân phối như phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp, phân

phối hỗn hợp … với mạng lưới được thiết lập hy vọng trong tương lai,

hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên rõ rệt, xứng đáng là

đàn anh đi đầu trong lĩnh vực thiết bị du lịch.

Tóm lại: Mở rộng thị trường đa dạng hoá các hình thức phân phói là phương hướng mà Công ty đang tiến hành thực hiện. Đây không chỉ là mục tiêu riêng của Công ty mà còn là mục tiêu phát triển kinh doanh nói

nhuận tối đa và dành uy tín. Luôn coi nó là “ phương châm của Công ty” sẽ là một trong những chiến lược lâu dài cần quan tâm và đầu tư đúng

mức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH docx (Trang 51 - 54)