I. Một số giải pháp vĩ mô và phương hướng chủ yếu trong thời gian tới
4. Một số phương hướng chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
4.2. Củng cố công tác nhân sự và vị trí của Công ty
Như chúng ta điều biết, muốn sản xuất ra của cải vật chất cần phải
có 3 yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó, lao động là yếu tố quan trọng nhất, không có lao động thì mọi hoạt động
sản xuất bị ngừng trệ. Đấy là nói tới đến các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, còn các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, kinh doanh xuất
nhập khẩu thì sao? Lao động ở đây không phải là những công nhân áo
xanh mà là công nhân “ cổ cồn”. Họ có nghiệp vụ chuyên môn, có kinh nghiệm, có khả năng làm việc độc lập trong quyền hạn và trách nhiệm của
họ.
Công tác nhân sự trong doanh nghiệp nói chung, nó được biểu
hiện dưới các hình thức như: tuyển nhân viên, xa thải nhân viên, đào tạo
dựa trên luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng tuyển nhân sự như thế nào là hợp lý, như thế nào là bất hợp lý phụ
thuộc rất nhiều vào trình độ xem xét và thống kê của cán bộ cấp trên, xa thải nhân viên như thế nào để họ không phẫn nỗ và có phản ứng xấu về Công ty. Đặc biệt là việc thưởng phạt, có liên quan trực tiếp đến lợi ích
của họ, đây là tinh thần thần trách nhiệm, phấn đấu vì mục tiêu của toàn Công ty.
Hiện nay, phần lớn trong cán bộ công nhân viên của Công ty là những người có trình độ đại học, trên đại học được đào tạo chính qui. Bên cạnh nhũng người được sử dụng và phát huy hết khả năng chuyên môn của mình, vẫn còn nhiều người chưa thực sự phát huy được khả năng, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn nhân lực trong Công ty.
Trong lĩnh vực nhập khẩu do tính chất đa dạng của chủng loại
hàng hoá nhập khẩu, đòi hỏi đội cán bộ phải có chuyên môn và nghiệp vụ cao. Đặc biệt trong việc nhập khẩu những lô hàng có tính chất kỹ thuật
cao và phức tạp phải có sự kết hợp cuả đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có trình độ để đảm bảo về mặt kỹ thuật cho những hàng hoá đặc chủng. Nhưng lực lượng này bị dàn mỏng raở các trung tâm, chi nhánh của Công
ty nên dẫn đến việc nhập khẩu hàng hoá đôi khi gặp khó khăn.
Với xu thế và đòi hỏi hoạt động kinh doanh hiện nay, con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh
của Công ty. Mỗi người cần phải giỏi trong một lĩnh vực, có chuyên môn nhất định, nhưng đồng thời phải biết dùng về các lĩnh vực khác trong
Công ty.
Vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh trước hết cần phải đi từ gốc
của vấn đề đó là con người. Con người giỏi, hiểu biết, đồng lòng với
Công ty, nhất định mọi việc khó đều có thể giải quyết được.
Còn một ý nữa không kém phần quan trọng đối với Công ty nếu
không muốn nói là nó quyết định vận mệnh của Công ty trên thị trường
cạnh tranh; đó là uy tín của Công ty. Hiện nay, trên thị trường người ta thường tìm cách loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi cuộc chơi để dành thế độc quyền. Nguời ta thường tìm cách kiếm thật nhiều lợi ích từ cuộc kinh
doanh của họ. Vậy bằng cách nào mà họ làm được điều đó. Ngoài những phương cách như đổi mới khoa học – công nghệ – kỹ thuật trong Công ty, tăng quy mô sản xuất, tăng khả năng liên doanh – liên kết … thì phương
cách quan trọng đó là tăng uy tín của Công ty họ. Uy tín này xuất phát từ
ý muốn chủ quan của Công ty, từ chiến lược kinh doanh của Công ty, nó thể hiện qua cung cách bán hàng, thái độ phục vụ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo hành sản phẩm … Tuy có vẻ dễ nhưng không ít Công ty
doanh nghiệp Nhà nước đã đi đến phá sản vì thiếu đi một trong những
nhân tố trên. Có uy tín chúng ta sẽ có tất cả, mất uy tín chúng ta mất tất cả
kể cả danh dự.
Đối với Công ty, một uy tín tốt cũng có nghĩa là có một tương lai
tốt, có uy tín Công ty có thể mở rộng thị trường, có được thuận lợi cao
nhờ doanh thu bán hàng được nhiều. Vì thế mới có câu “ Uy tín quý hơn
vàng”, kinh doanh lấy chữ tín làm đầu, mọi Công ty phải kinh doanh theo phương châm này, đi lệnh nó tức là đi lệch ra khỏi quĩ đạo của sự tồn tại.
Công ty là Công ty Nhà nước, mặc dù mới phát triển trong cơ chế
mới nhưng đã tạo được một thế đứng vững chắc cho mình. Đó là uy tín
của Công ty đã được biết đến của nhiều nơi khác nhau. Công ty đã giữ làm ăn lâu dài với các hàng buôn của Nhật, Mỹ có tiếng là kỹ tính. Không
chỉ có vậy, các thị trường trong nước đã tín nhiệm Công ty trong việc giao
dịch, ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, buôn bán qua lại. Điều này càng minh chứng hơn cho Công ty. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh
doanh của mình công ty đã để tuột khỏi tay vài hợp đồng, cơ hội thắng
thầu, do còn bất đồng về một vài điều khoản. Nên trong tương lai Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa, bù đắp những hạn chế, phát huy điểm mạnh để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chỉ có làm như vậy, Công ty mới
nhanh chóng chiếm chọn cảm tình của khách hàng về Công ty.
Tóm lại: Tổ chức cùng các nhân sự hợp lý, gây dựng uy tín thành công sẽ là điểm mấu chốt để Công ty vững bước vào tương lai với môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt và nó cũng là gốc dễ của việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh trong Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói
chung.