Sử dụng tốt nguồn lực và tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH docx (Trang 45 - 49)

I. Một số giải pháp vĩ mô và phương hướng chủ yếu trong thời gian tới

4. Một số phương hướng chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả

4.1. Sử dụng tốt nguồn lực và tài chính

Vốn – tài chính (trong Công ty) đóng vai trò rất quan trọng đối với

sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp

kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Vốn bản thân nó không có ý nghĩa

nếu không sử dụng đúng mục đích ngược lại nếu sử dụng chúng đúng mục đích sẽ mang lại kết quả cao và có ý nghĩa thực sự trong doanh nghiệp.

Vốn bản thân nó cũng không hoàn toàn là tiền mặt hàng hay cái gì khác

mà nó được biểu hiện dưới các dạng trạng thái vật chất như vốn cố định (như xưởng, máy móc, thiết bị văn phòng, …). Vốn lưu động (như hàng

hoá, vật liệu, nhiên liệu và tiền mặt).

Vốn vô hình (có giá trị lớn như uy tín của doanh nghiệp, uy tín của

sản phẩm sản xuất và tiềm năng thị trường lớn); Tất cả các loại vốn này nếu phân theo căn cứ công dụng kinh tế của vốn thì ta chia ra làm 3 loại:

- Vốn cố định – chủ yếu dưới dạng hình thức tư sản cố định.

- Vốn lưu động – biểu hiện dưới hình thức tài sản lưu động.

- Vốn đầu tư tài chính (tức là đầu tư ra bên ngoài) – nó được đầu tư dài hạn nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, bảo toàn vốn.

Vì vậy, bảo toàn và phát triển vốn trong quá trình sản xuất kinh

doanh không chỉ phản ánh đúng thực trạng tình hình quản lý vốn của

doanh nghiệp mà còn cho ta biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp đến đâu.

Trong nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn vốn được coi là một

trong những nguyên tắc quan trọng, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận một hướng đầu tư với tỉ suất lợi nhuận thấp nhưng vốn đầu tư an toàn, còn hơn

là dự án có tỉ suất lợi nhuận cao nhưng sự rủi ro cao, mạo hiểm. Do đó,

ngoài mục tiêu lợi nhuận đầu tư ra bên ngoài là rất cần thiết để bảo toàn vốn và phân tán rui ro.

Công tác quản lý vốn cố định và vốn lưu động, nhất là công tác duy trì sự ổn định của tài sản vô hình là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong môi trường ngày nay, sự ảnh hưởng của chúng đến chu kỳ kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty là không thể bàn cãi. Nói chung, việc bảo

toàn vốn được biểu hiện dưới những hình thức chủ yếu sau:

Đối với vốn cố định: đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản

lý nắm tình hình biến động về vốn của đơn vị, để có những biện pháp điều

chỉnh thích hợp như chọn hình thức khấu hao phù hợp, thanh lý, nhưng

bán tài sản đề giải phóng vốn.

Lựa chọn hình thức khấu hao và mức khấu hao phù hợp. Đảm bảo

phản ánh đúng mức hao mòn thực tế của tài sản cố định vào giá thành sản

phẩm. Thoát ly nguyên tắc này sẽ dẫn đến kết quả hẳn là tính mức khấu

hao quá cao sẽ làm giá thành sản phẩm “ Đợi giá bán” hẳn tính mức khấu

hao quá thấp để ăn vào vốn.

Thông thường người ta có những phương pháp khấu hao sau:

+ Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (cố định), mức khấu

hao và tỷ lệ khấu hao không đổi theo năm.

Phương pháp này có ưu điểm là phân bổ ổn định vào giá thành,

tính toán đơn giản, chính xác nhưng nhược điểm là khả năng hồi vốn

chậm, khó tránh khỏi hao mòn vô hình.

+ Phương pháp khấu hao số dư giảm dần, số trích khấu hao giảm

dần theo thang bậc luỹ thoái trên cơ sở tính theo tỷ lệ cố định nhân với giá

Ưu điểm của phương pháp này là tăng khả năng thu hồi vốn nhưng

hạn chế là đến năm cuối cùng sẽ không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy

móc.

+ Phương pháp tổng số: theo phương pháp này trích khấu hao của hàng năm được tính tên cơ sở nhân tỷ lệ khấu hao của mỗi năm vốn giá trị ban đầu của tài sản cố định. Tỷ lệ khấu hao của mỗi năm là tỷ lệ giảm

dần.

Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp số dư giảm dần năm

cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp đủ giá trị ban đầu của tài sản cố định.

Đối với vốn lưu động: tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà ta áp dụng các phương pháp bảo toàn vốn sau:

Định kỳ kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hoá,

vốn bằng tiền trong thanh toán, để xác định vốn hiện có của doanh nghiệp trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách, kế toán để điều chỉnh hợp lý.

Vật tư hàng hoá tồn kho lâu ngày không thể sử dụng được do

nhiều nguyên nhân cần chủ động giải quyết, phân chênh lệch phải xử lý

kịp thời bù đắp lại.

Đối với các doanh nghiệp bị lỗ kép dài, cần xử lý bằng cách đưa

kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến công nghệ tăng vòng quay vốn đầu tư

vào các khâu hợp lý tiết kiệm nhất.

Để đảm bảo vốn lưu động trong điều kiện lạm phát. Khi phân phối

lợi nhuận cho các mục đích tích luỹ và tiêu dùng, doanh nghiệp phải dành một phần lợi nhuận để bù đắp số hao hụt vốn vì lạm phát và phải được ưu tiên hàng đầu.

Đối với tài sản vô hình thì không còn cách nào khác là Công ty

luôn luôn có được sản phẩm tốt, giữ lời hứa đúng hẹn trung thực và thoải

mái trong làm kinh doanh. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, đặc điểm kinh doanh cũng có khác với các doanh nghiệp tư nhân và các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu khác. Vì thế tài sản cố định của Công ty là các thiết bị văn phòng, nhà cửa làm việc, kho tàng, bến bãi nên khi đánh giá

hiệu quả sử dụng tài sản cố định và định giá tài sản cố định không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ khấu hao của tài sản cố định đó mà quan trọng hơn cả giá trị sử dụng cuả chúng trong công việc có thuận lợi cho Công ty

giao dịch hay không? Do vậy việc bảo toàn và phát triển tài sản cố định

cũng khá đơn giản đó là chỉ thay các thiết bị đã cũ, sửa chữa văn phòng nâng cấp cơ sở hạ tầng của Công ty cho phù hợp với xu hướng của xã hội và làm môi trường giao dịch cho Công ty.

Với tổng diện tích khoảng 3000 m2 công ty có một mạng lưới kho

tàng bến bãi rất phong phú đây là điều kiện tốt cho Công ty để vận chuyển

dự chữ hàng hoá.

Được chính thức có tư cách pháp nhân theo luật Công ty mới cho đến năm 2000 tổng vốn kinh doanh của công ty khoảng 3,256 tỷ đồng.

Tuy nhiên mức độ đóng góp vào thành quả của Công ty lại còn khiêm tốn

, tồn kho tiền mặt còn nhiều, vòng quay có xu hướng giảm điều này không có lợi cho Công ty đặc biệt lại là doanh nghiệp Nhà nước trong ngành du lịch. Mặc dù trong các năm qua ban lãnh đạo Công ty đã cố gắng đưa Công ty đi lên xứng đáng với sự tin tưởng của Nhà nước nhưng những

yếu tố khách quan (như đã nói ở trên) đã kéo Công ty ở lại, tuy rằng các

nhân tố đó không phải là chủ chốt nhưng ảnh hưởng của nó cộng với

những nhân tố chủ quan (từ phía Công ty) đã làm cho hiệu quả giảm.

Do đó, nâng cao khả năng sử dụng vốn trong công ty là một việc

làm thiết thực và có ý nghĩa về mặt chiến lược. Chỉ có nâng cao vòng quay của vốn, tốc độ lưu chuyển vốn mới có hy vọng thu đuợc lợi nhuận

cao. chỉ có bảo toàn, phát triển vốn mới mong doanh nghiệp thoát khỏi

tình trạng khó khăn về tài chính.

Cũng xin nói thêm, Công ty xuất nhập khẩu nên việc thanh toán

cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng hiệu quả sử dụng vốn do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần chú trọng đến các vấn đề trước và sau kí kết hợp đồng.

Một là: Lựa chọn đồng tiền thanh toán, thông thường đồng tiền được sử dụng là ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi.

Đây là đồng tiền quốc gia mà luật pháp của các nước đó cho phép

bất cứ ai có thu nhập bằng tiền đó có thể đổi ra tiền khác thông qua hệ

thống ngân hàng. Do đặc tính thay đổi hàng ngày của đồng ngoại tệ nên việc mua bán vượt biên giới phải tính đến mức độ rủi ro lãi lỗ, từ phi vụ đó. Trường hợp nhập khẩu người mua chịu đi vay thì con nợ rất có lợi nếu

có đồng ngoại tệ mất giá và ngược lại chủ nợ sẽ rất có lợi nếu sử dụng đồng tiền lên giá.

Đồng Yên Nhật và đồng Đô la được sử dụng chủ yếu trong giao

dịch mua bán xuất nhập khẩu của công ty cho nên xem xét mức độ biến động của ngoại tệ là cần thiết để cho đồng vốn bỏ ra là hiệu quả nhất,

tránh lãng phí, thiếu hụt trong giao dịch.

Hai là: Lựa chọn phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu.

Có rất nhiều phương thức thanh toán như chuyển tiền trực tiếp, phương thức mở tài khoản, phương thức tín dụng chứng từ, …

Mỗi phương thức có ưu nhược điểm riêng nhưng nhìn chung ở nước ta hiện nay sử dụng nhiều hơn cả đó là phương thức tín dụng chứng

từ mà công cụ chủ yếu là thư tín dụng (L/C) (Letter of credit). Phương

thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bằng văn bản mà người mua

thông qua ngân hàng của mình cam kết trả tiền cho người được hưởng lợi

với điều kiện người được hưởng lợi phải làm đúng các điều kiện trong thư

tín dụng.

L/C là cho các Công ty chủ động hơn về đồng vốn khi giao dịch, an toàn hơn khi trả tiền và vòng quay vốn nhanh hơn các phương thức

khác.

Như vậy, sử dụng tốt nguồn lực tài chính cũng như đa dạng hoá

các hình thức thanh toán, lựa chọn đồng tiền thanh toán một cách khéo

léo, linh hoạt sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH docx (Trang 45 - 49)