Nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế và nhược

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH docx (Trang 38 - 41)

II- Phân tích thực trạng Công ty trong 3 năm qua

4. Nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế và nhược

điểm trên.

4.1. Những nguyên nhân khách quan.

Trong các năm qua liên tiếp xảy ra các biến cố không lấy gì làm

mong đợi.

4.1.1. Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ trong khu vực (1997) đã

ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Nó

làm cho tốc độ phát triển của các nước bị khủng hoảng có tăng trưởng âm. Các ngành thương nghiệp, công nghiệp bị đình đốn, công nhân bị sa thải,

các doanh nghiệp bị phá sản và không có khả năng trả nợ. Tác động của

nó tới Việt Nam rất rõ nét, tăng trưởng kinh tế bình quân năm 1997 là

khoảng 6%, năm 1998 hơn 5%. Các ngành xuất nhập khẩu đã giảm mạnh

bởi vì trên 70% hàng xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang các nước Châu Á, ASEAN. Do đó, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh.

4.1.2. Hiện tượng thiểu phát của Việt Nam năm 1998 – 1999 đã làm

điêu đứng các ngành mũi nhọn của Việt Nam như mía, đường, ngành xi

măng, sắt thép. Do các ngành này dự báo không chính xác, mặt khác lại

do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Á, nên sản xuất ra mà không có khách hàng mua. Giá cả các mặt hàng thấp không khuyến khích người

nhà sản xuất tiếp tục sản xuất, dẫn đến người lao động bị mất việc làm, không có thu nhập, không có tích luỹ, sức mua giảm.

Công ty kinh doanh các mặt hàng thường là những mặt hàng có giá trị lớn, chỉ có gia đình có thu nhập khả mới có khả năng mua. Khi thu

nhập của họ bị cắt giảm, khả năng chi trả cho những phương tiện sinh

hoạt trên sẽ bị cắt giảm. Đây là nguyên nhân gây ra doanh thu của Công

ty giảm.

4.1.3. Áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ ngày 1/1/1999 đã

gây ra không ít khó khăn cho việc tính toán. Thực hiện luật thuế này khiến cho các doanh nghiệp nói chung và công ty vật tư thiết bị vật tư du

lịch nói riêng phải nộp thuế nhiều hơn các năm gấp 1,5 – 2 lần.

4.1.4. Chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu đã làm cho Công ty mất đi vị thế của mình trong lĩnh vực vật tư thiết bị du lịch bởi lẽ các

chính sách này cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tự

do xuất nhập khẩu hàng hoá mà họ cần. Điều này gây không ít khó khăn cho công ty trong kinh doanh. Do đó, hàng hoá nhập khẩu sẽ không tránh

khỏi hàng hoá kém phẩm chất, kém mẫu mã và cuối cùng họ bán phá giá.

Mặt khác hiện tượng buôn lậu cũng diễn ra thường xuyên làm cho thị trường thiết bị văn du lịch ngày càng lộn xộn. Mặt hàng của Công ty mất đi tính thuần chủng của mình khi có nhiều hàng hoá có mẫu mã. Tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh tế là mục tiêu mà công ty phải đạt được

bằng bất cứ điều kiện nào.

Tuy rằng các nhân tố 4.1.1; 4.1.2; 4.1.3 chỉ mang tính tạm thời nhưng

những gì mà nó gây ra cho công ty trong 3 năm trên thật không nhỏ. Năng

xuất lao động giảm, hiệu quả sử dụng vốn giảm.

Kế đó là tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, ngày càng có nhiều hãng kinh doanh cùng ngành nên Công ty phải đối phó với

những biện pháp mạnh, nhưng kết quả doanh thu cũng không tăng được là bao.

4.2. Những nguyên nhân từ phía bên Công ty

4.2.1. Công tác khách hàng, công tác thị trường đóng một vai trò cực

kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Nó là một trong những nhân tố quy định sự tồn tại của doanh nghiệp. Hiện nay tại công ty công tác này chưa được chú trọng lắm, nó chỉ biểu hiện ở mức vừa phải như quảng cáo,

tuyên truyền, mở hội nghị khách hàng. Công ty chưa đi sâu vào từng thị

hiếu của khách hàng, từng thị trường riêng biệt. Chưa có những biện pháp

mạnh như khuyến mãi, tiếp thị, giảm giá mà chỉ bó hẹp trong các cửa hàng đại lý. Đây là tác nhân gây nên sự giảm sút về doanh thu.

Nếu xét một góc độ khác, công tác khách hàng, công tác thị trường

còn là quan tâm đến khách hàng sau khi mua tức dịch vụ khuyến mại

khác. Tuy công tác này không phải là giai đoạn quá quan trọng nhưng lại

là cầu nối giữa khách hàng và Công ty ngày càng bền chặt, nhưng công ty đã không làm được như vậy.

4.2.2. Công tác tổ chức quản lý đối với Công ty và nhân sự.

Trong 3 năm qua công tác quản lý và nhân sự đã bộc lộ nhiều vấn đề

cần quan tâm và có những biện pháp giải quyết. Những quyết định quản

lý của Công ty đối với các bộ phận bị xem nhẹ và có xu hướng thả lỏng.

Đây thật sự không phải là xu hướng tốt đẹp mà Công ty tìm kiếm.

Quản lý con người cũng là vấn đề cần lưu ý, mấu chốt ở đây là Công ty nên có một chế độ đãi ngộ và khả năng thăng tiến thoả đáng chứ không

nên coi họ là người làm công ăn lương bình thường. Sự thiếu tính chủ động, sáng tạo, không chịu tìm bạn hàng, phần lớn xuất phát từ sự thiếu

PHẦN III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO

HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH docx (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)