Một số quan điểm cơ bản nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thị xã Cửa lò những năm tới.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 75 - 79)

- Chức năng của các phòng ban: quảnlý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội quốc phòng an ninh

2. Cơ cấu cán bộ quảnlý nhà nước và

3.2. Một số quan điểm cơ bản nhằm tăng cường vai trò của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thị xã Cửa lò những năm tới.

phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thị xã Cửa lò những năm tới.

Thứ nhất, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị xã Cửa lò phải đặt trong chiến lược phát triển kinh tế chung của Tỉnh và của Đất nước

Ta biết rằng, tăng cường phát triển kinh tế quốc dân là mục tiêu kinh tế của các quốc gia và chỉ khi đạt được mục tiêu này thì mớ đảm bảo được dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh. Việt Nam hiện nay vẫn đang là một nước nghèo của thế giới. GDP tính theo đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực: Năm 2003 234 USD/năm (Nghệ An 210 USD/năm, thị xã Cửa Lò 230 USD/năm). Ở Việt Nam GDP chỉ hơn Cămphuchia và Mianma.Tỷ lệ tích luỹ từ nội

bộ nền kinh tế còn thấp nên tỷ lệ đầu tư mới đạt 15% GDP (1993), do đó không đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế và đổi mới công nghệ trong nền kinh tế.

Trong xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ nhưng hoạt động xuất khẩu của nước ta quá nhỏ bé chỉ bằng 20% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, 6% kim ngạch của Singapo, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu trên đầu người chỉ đạt 99 USD so với Singapo: 40.322; Malaysia: 3671; Thái Lan: 926. Về cán cân vãng lai, mức thâm hụt của Việt Nam tuy không cao về giá trị tuyệt đối nhưng so với quy mô nền kinh tế thì vẫn là vấn đề đáng lo ngại.

Mức sống giữa Thành thị và nông thôn chênh lệch khá lớn, nhu cầu vốn, nhu cầu lao động giữa Thành thị và nông thôn rất cần, nhưng đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, vì vậy ở vùng nông thôn thừa lao động, đất đai,…nhưng lại thiếu vốn, thiếu việc làm ...

Đô thị ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Kinh tế đô thị hiện nay đã chiếm 35- 40% tổng GDP cả nước, dự báo đến năm 2020 có thể đạt 60% GDP cả nước.

Hiện nay ở Nghệ An số dân thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò chỉ chiếm 9%. Dân số toàn tỉnh. Tại Thị xã Cửa Lò số dân ở các phường chiếm 81%Dân số toàn thị xã, nhưng số dân phường trung tâm chỉ chiếm 9,8% dân số toàn Thị xã. như vậy cùng với việc phát triển đô thị trên toàn Tỉnh, Thị xã Cửa Lò phải đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, phải xây dựng hình thành khi công nghiệp, thương mại và các khu dân cư đông đúc, đồng thời gắn liền với việc hình thành một hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống mạng lưới điện, cấp thoát nước đảm bảo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thêm của đô thị. Đô thị phát triển làm cơ sở hạ tầng cũng phát triển, nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ giao lưu với các vùng đô thị phục vụ kinh tế du lịch, dịch vụ.

Hai là, kết hợp vai trò quản lý của nhà nước với vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường trong phát triển cơ sở hạ tầng cho thị xã du lịch Cửa lò.

Chúng ta biết là, hiện nay đất nước ta đang chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường. Vì vậy trong mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung, vai trò của nhà nước nói riêng cũng phải chuyển sang cơ chế thị trường để phù hợp với cơ chế mới.

Để quán triệt yêu cầu này, cần phải đổi mới phong cách lãnh đạo , quảnlý điều hành trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách của nhà nước nhằm huy động nguồn lực vào phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Cửa lò trong những năm tớ; chẳng hạn:huy động vốn từ quỹ đất, tăng cường đấu giá đất, giao đất có thu tiền. Huy động vốn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức trả chậm, sau khi xây dựng công trình xong 2 hoặc 3 năm. Đầu tư xong và bán các công trình kinh doanh có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 20 năm để thu hút vốn và đảm bảo quy hoạch đồng thờiphát huy hiệu quả kinh doanh.

Ba là, đảm bảo tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng của công tác quy hoạch đô thị. Đối với một đô thị, cơ sở hạ tầng chính là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với người tiêu dùng, giữa sản xuất với lưu thông, mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ giao lứu giữa vùng này với vùng khác, giữa trong nước và ngoài nước v.v.. Chính vì vậy việc quy hoạch cơ sở hạ tầng đòi hỏi tính đồng bộ. Hiện tại hệ thống cơ sở hạ tầng tại thị xã Cửa lò vẫn chưa đồng bộ, chính vì thế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế chung của thị xã và cả của tỉnh.

Để đảm bảo tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho thị xã Cửa lò, các cơ quan Nhà nước kể cả cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp thị xã cần có chính sách và biện pháp chỉ đạo thực hiện các bước đầu hợp lý cho các công trình

hạ tầng. Cần có sự phối hợp trong quản lý xây dựng và khai thác các công trình giữa Trung ương với Tỉnh và Thị xã.

Phương châm trong quản lý, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng cho thị xã Cửa lò là:

- Quy hoạch đi trước một bước, quy hoạch đúng đắn khoa học kết hợp tính

dân tộc và thời đại. Tập trung quy hoạch chi tiết đô thị 1/500 để triển khai thực hiện đầu tư nhanh hiệu quả, quản lý tốt quỹ đất, khai thác chủ động quỹ đất. Đối với phường xã lập phê duyệt xong quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị hoàn thành trong năm 2004 – 2005 để phát triển kinh tế xã hội đúng hướng . đẩy mạnh quy hoạch chuyên ngành như: mạng lưới chợ, mạng thuỷ lợi, mạng bưu điện là hết sức cần thiết.

- Kết hợp chặt chẽ khai thác triệt để nguồn vốn trong nước và tăng cường

huy động vốn nước ngoài, trong đó vốn trong nước giữ vai trò quyết định. Cần phải thu hút nhiều nguồn vốn như Ngân sách Nhà nước cấp, vốn tín dụng, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức và nhân dân, đảm bảo là khai thác quỹ đất, sử dụng quỹ đất đổi công trình. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và nước ngoài thuê đất, thu hút ODA và các nguồn vốn khác.

- Tập trung xây dựng các công trình quan trọng cần thiết: cấp thoát nước,

môi trường, điện, bưu điện, cảng và công trình phục vụ du lịch. Đầu tư trọng tâm, trọng điểm không giàn trải, manh mún, đảm bảo đầu tư có hiệu quả.

- Củng cố tăng cường bộ máy quản lý dự án, thẩm định thủ tục đầu tư và

quyết toán. Quản lý qúa trình đầu tư đúng luật, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

- Sử dụng và quản lý vốn tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế được các tác động rủi

- Chỉ đạo quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng quyết liệt, chặt chẽ, thực hiện nhanh gọn chính xác, nghiêm minh đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác vận động và thu hút các đoàn thể để vận động, lãnh đạo.

Các yêu cầu trên cho thấy, muốn Thị xã phát triển nhanh cần đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng đúng hướng. Phát huy được tiềm năng sẵn có của Thị xã bằng cách đầu tư có hiệu quả và mang lại hiệu quả nhanh nhất, bền vững. Các giải pháp huy động vốn cần đa dạng hoá các hình thức và đa dạng hoá các kênh huy động và phải có biện pháp quản lý, cần phát huy tối đa tiềm năng cũng như hiệu quả của từng giải pháp, kết hợp khai thác triệt để các giải pháp mang tính ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo hiện tại và tương lai phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w