Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 44 - 49)

- Tại các đô thị Tại đô thị các cấp, tổ chức quảnlý nhà nước có các cơ quan quy hoạch và quản lý chung, cơ quan cung cấp thủ tục dịch vụ hành chính và các

2.2.Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Cửa Lò hiện nay

Những năm đầu thế kỷ XX, Cửa Lò đã được người Pháp phát hiện ra tiềm năng du lịch và phát triển Cảng. Người Pháp đã xây dựng nhiều nhà nghỉ mát, tắm biển dọc theo bãi biển (Nhà hai ba tầng kiên cố) và cho các tàu lớn vào chuyên chở hàng hoá ở Cảng Cửa hội. Đây cũng là nơi Vua Bảo đại đã đến nghỉ mát trồng hoa cúc biển đưa từ Pháp về. Những năm chiến tranh đế quốc Mỹ đã ném bom tàn phá hết khu nhà nghỉ này, những cơ sở hạ tầng do người Pháp để lại và do chế độ cũ xây dựng đã bị bom Mỹ tàn phá .

Đầu những năm 1970, Nhà nước ta đã cho xây dựng các nhà điều dưỡng để phục vụ cán bộ lão thành, cán bộ công nhân viên và chuyên gia nước ngoài như nhà điều dưỡng Tỉnh uỷ, nhà nghỉ công đoàn, nhà nghỉ du lịch của Bộ Công an. Cảng Cửa Lò đã được xây dựng và trở thành một Cảng vận tải lớn phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thời kỳ mở cửa (1985) công nghiệp cảng, công nghiệp chế biến hải sản và du lịch phát triển mạnh mẽ ở Cửa Lò. Nhận thấy tầm quan trọng có tính chất chiến lược về kinh tế, quốc phòng của Cửa Lò, ngày 29/8/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 113.CP thành lập Thị xã thuộc tỉnh Nghệ An. Điều đó thể hiện xu thế

phát triển đô thị nói chung, Thị xã Cửa Lò nói riêng nằm trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Có thể nói trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, đô thị hoá vừa là một mục tiêu, vừa là động lực, là một biện pháp vô cùng quan trọng làm điểm tựa cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII viết: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa” [ 36. Trang 67, 68].

Thị xã Cửa Lò phát triển trong sự phát triển chung của kinh tế đất nước nhưng phải được tập trung đầu tư thật sự trở thành vùng kinh tế động lực của Tỉnh Nghệ An. Qua nhiều năm đầu tư xây dựng, đến nay Thị xã đã đổi mới và phát triển một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng.

Cơ sở hạ tầng Thị xã phát triển đã làm thay đổi bộ mặt Thị xã, điều đó đã chứng minh sinh động sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của TW, của Tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Thị xã, điều đó cũng đã khẳng định hướng đi đúng, định hướng đúng và biện pháp tổ chức chỉ đạo điều hành đúng đắn, hiệu quả. Có thể xem xét cụ thể về cơ sở hạ tầng của Thị xã Cửa Lò như sau:

2.2.1.. Đường giao thông nội thị:

Hiện nay Thị xã đã xây dựng được một số tuyến đường giao thông nội thị như: Tuyến đường 7 có nền đường rộng 30m, mặt đường rộng 10,5 m dài 3 km và đường Bình minh (IA) dài 10 km, mặt đường rộng 14 m; lòng đường vỉa hè rộng 15m.

Đường dọc số 2 rộng 30m dài 5 km.

Đường Trung tâm Thị xã nối liền từ đường Bình Minh đến Chợ sơn phần nội thị dài 4 km, rộng 47 m có giải phân cách giữa, hiện nay đã làm đưa vào sử dụng.

Đường dọc số 3 rộng 36m, dài 10 km đã thi công được 3 km.

Đường số 9 rộng 30m đã thi công xong lòng đường, điện thắp sáng, cây xanh; chưa thi công vỉa hè, hệ thống thoát nước.

Đường số 8 rộng 30 m, dài 1 km đã thi công xong đưa vào sử dụng.

Đường số 10 rộng 30m cũng đã thi công đoạn nối đường dọc số 2 với đường dọc số 3 khoảng 400m. Đường 9, đường 11A, 11B đang được thi công. Đường ngang 20, 14, 5, 6, 1 cũng đang được triển khai thi công.

Các đường khác như đường ngang số 12, 2B, 18, 19... đã phê duyệt xong dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật và đã giải toả nhưng vẫn chưa có vốn thi công.

Riêng theo quy hoạch đã được duyệt mạng lưới giao thông nội Thị xã Cửa Lò sẽ xây dựng khoảng 175km, chỉ giới xây dựng từ 10,5 - 36m; trong đó đường có chỉ giới rộng trên 30m là 129 km. Việc xây dựng được như đã nói trên là quá ít ỏi chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hoá (đạt 12,8%).

Hiện tại Thị xã đã có 62 km đường ô tô nội thị, trong đó có 22,4 km đường đã

rải nhựa, mật độ đường 2,3km/km2 là quá thấp đối với một đô thị (mật độ bình

quân cả nước 3,11km/km2). Tuy nhiên, chất lượng đường kém, không đồng bộ với

các hệ thống kỹ thuật khác, chưa đạt yêu cầu kỹ thuật của đường đô thị.

Các tuyến đường trục dọc, ngang trong nội thị chưa được xây dựng là sự hạn chế lớn trong việc phát triển du lịch, dịch vụ và sản xuất công nghiệp.

2.2.2.. Đường giao thông ngoại thị.

Thị xã Cửa Lò là điểm nút trung tâm của các tuyến đường giao thông:

- Cửa Lò - Cửa hội- Vinh, nền đường 7 km, mặt 3m, dài 17km.

- Cửa Lò - Quán bánh, dài 12 km, mặt đường 7m (quốc lộ 46)

- Cửa Lò - Cầu Cấm dài 9 km; tất cả các trục đường này đều nối với Quốc lộ 1A.

- Hiện nay đang thi công đường Cửa Lò – Vinh – Nam Đàn quê Bác chạy

ven Sông Lam dài 60 km, nền đường 18m, tổng vốn dự toán 740 tỷ đồng.

Bảng 2.5. Mạng lưới giao thông năm 2003

Chỉ tiêu Chiều dài km Tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhựa Bê tông Cấp phối

Tổng cộng 67,4km 126km 20km 213,4

I. Tỉnh, trung ương quản

II. Thị xã quản lý

III. Phường xã quản lý

11 26,4 30 _ _ 126 _ 1,5 5 11 41,4 161 Nguồn: [28 ]

2.2.3.. Hệ thống cấp nước, thoát nước:

Trước đây Thị xã chưa có hệ thống cấp nước tập trung, các khu dân cư, khách sạn, khu cảng và các xí nghiệp đều dùng nước giếng khơi hoặc giếng UNISEP. Nguồn nước ngầm này phụ thuộc vào các mùa trong năm, trữ lượng hạn chế, không có khả năng khai thác công nghiệp. Chất lượng nước tốt vì có một mạch nước ngầm dọc theo bờ biển bán kính 1km, nhưng cũng đã bắt đầu thấy có dấu hiệu nhiễm bẩn do sự phát triển du lịch và đô thị hoá không hợp lý.

Việc triển khai xây dựng một nhà máy cấp nước cho Thị xã là một yêu cầu bức

xúc. Hiện nay Thị xã đã xây dựng xong khu vực nhà máy 3000 m3/ngày đêm và 4

trạm bơm nước ngầm, các đường ống dẫn nước đã được lắp đặt và đã cung cấp cho dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, khu công nghiệp. Dự kiến đến năm 2005 nâng công

hoàn toàn phụ thuộc vào thế đất tự nhiên, nước một phần ngấm xuống đất một phần đổ ra ruộng và biển. Nước thải sinh hoạt và sản xuất ngoài việc đổ xuống mương giao thông ra chủ yếu ngấm xuống đất, chưa có công trình xử lý và thoát nước vệ sinh. Vì vậy nguồn nước ngầm rất dễ bị ô nhiễm bẩn. Xây dựng hệ thống thoát nước là công việc cần thiết để bảo vệ môi trường trong sạch cho đô thị du lịch. Hiện nay UBND Thị xã đã phối hợp với công ty tư vấn thiết kế Bộ xây dựng lập xong dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước với giá trị khoảng trên 95 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của Bỉ lắp đặt đường ống dài 129,73 km (giai đoạn 1). Vì vậy công trình thoát nước cần được xây dựng đồng bộ với hệ thống cấp nước và đường giao thông nội thị. Hệ thống thoát nước thải đã xây dựng xong tuyến ống cấp I, 2 trạm bơm và sẽ tiếp tục xây dựng vào thời gian tới.

2.2.4.. Hệ thống cảng biển.

- Cảng Cửa Lò: Là cảng chính của Nghệ An, công suất thiết kế 1,4 triệu tấn

trên năm bao gồm:

Cầu cảng: 4 bến, dài 660m

Kho chứa hàng: 11.500m2

Bãi chứa hàng: 250.000m2

Năng lực bốc xếp: 2.500 tấn/ngày

Cảng Cửa Lò có đặc điểm là đường vào cảng ngắn (từ phao số 0 đến cảng 3km) lại được 2 Đảo Ngư và Đảo mắt che sóng, chắn bão, tàu 1 vạn tấn có thể ra vào được. Cảng Cửa Lò có điều kiện thuận lợi để nâng cấp lên 5 triệu tấn và tàu 1-2 vạn tấn có thể ra vào thuận lợi.

Nhược điểm của Cảng Cửa Lò là thường xuyên bị cát bồi lắng, kè chắn cát còn ngắn nên phải thường xuyên nạo vét thông luồng rất tốn kém. Hệ thống bốc xếp,

vận chuyển và kho bãi còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. Hiện nay nhược điểm cát bồi đã được khắc phục do xây dựng đập Nghi Quang.

Hệ thống dịch vụ bảo đảm vận tải biển còn yếu. Hiệu quả khai thác cảng hiện nay đạt 70 - 80% năng lực.

Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và nhu cầu thông qua biển của Lào và đông bắc Thái Lan thì Cảng Cửa Lò cần phải được nhanh chóng nâng cấp và mở rộng. Sự phát triển cảng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thị xã Cửa Lò.

- Cảng Cửa Hội: Là cảng cá của ngư dân bao đời nay, nhờ lợi thế của thiên

nhiên ban cho như cửa sông rộng, dài, luồng sâu kín gió thường xuyên có hàng nghìn thuyền đánh cá cập bến bán cá và tránh gió bão. Tàu từ 600- 1000 tấn có thể ra vào cửa sông, nhưng chưa có cầu cảng và đảm bảo dịch vụ trên bờ. Cảng Cửa Lò đã được Bộ thuỷ sản nâng cấp mở rộng để thật sự trở thành cảng cá lớn của Bắc miền trung phục vụ ngư nghiệp và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 44 - 49)