- Chức năng của các phòng ban: quảnlý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội quốc phòng an ninh
2. Cơ cấu cán bộ quảnlý nhà nước và
2.3.4. Đánh giá tổng quát về vai trò nhà nước trong phát triển CSHT kỹ thuật Thị xã Cửa Lò.
thuật Thị xã Cửa Lò.
a. Những thành tựu chủ yếu về vai trò nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng Thị xã Cửa lò
Tại thông báo số 108 TB/TU ngày 10/1/1997 của Tỉnh uỷ Nghệ An về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội Thị xã Cửa Lò thời kỳ 1996- 2010 đã đánh giá. “ Thị xã Cửa Lò có bước phát triển nhanh, khá toàn diện cả về kinh tế, bước đầu hình thành một đô thị du lịch có nhiều lợi thế, là điểm du lịch hẫp dấn thu hút khách trong nước và Quốc tế”.
Trong báo cáo của UBND Thị xã, tổng kết 5 năm thành lập Thị xã Cửa Lò đã viết: “Tuy gặp khó khăn, thử thách, cán bộ và nhân dân Thị xã qua 5 năm hoạt động đã đạt được những thành tích to lớn…mặc dù gặp khó khăn về nguồn vốn, nhưng Thị xã Cửa Lò đã cố gắng vượt bậc đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ bản; 5 năm lập được 35 dự án triển khai thực hiện 31 dự án với tổng dự toán là 224,1 tỷ đồng. Tổng giá trị xây lắp thực hiện 41 tỷ (chủ các đơn vị, nhân dân bỏ vốn xây
dựng nên địa bàn hàng chục tỷ đồng). Cán bộ nhân dân các phường xã đã góp hàng tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi. Đã hoàn chỉnh đưa vào sử dụng 100 phòng học cao tầng, Trung tâm y tế, Nhà thi đấu thể thao, trụ sở, bãi xử lý rác, công viên, chợ thị xã, trụ sở công an, thị đội, việc kiểm soát, thuết, toà án, kho bạc…tất cả các công trình thực hiện đúng qui trình về quản lý XDCB của Nhà nước. “Kinh tế Thị xã Cửa Lò phát triển với tốc độ cao 5 năm liền, hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Sự đầu tư của Thị xã chọn đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần làm cho cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi, làm cho tích luỹ từ nội bộ có xu hướng ngày càng tăng, đời sống nhân dân được nâng lên, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá nâng lên một bước. Cơ sở vật chất trường học phát triển nhanh chóng, chất lượng đào tạo được nâng lên. An ninh quốc phòng vững mạnh.
Do đầu tư đúng hướng mũi nhọn là xây dựng đường sá, bãi xử lý rác, công viên, hệ thống cấp nước,…nên đã thúc đẩy các ngành phát triển, nhất là ngành du lịch, nên đã nhanh chóng đem lại lợi ích đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội cho nhân dân địa phương, góp phần đáng kể trong việc xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch kinh tế. Các công trình đầu tư xây dựng tuân thủ quy hoạch, đúng quy trình quy phạm, các công trình đầu tư xây dựng thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định của Nhà nước.
Cơ chế đối nội, đối ngoại thông thoáng, đã tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ các cấp, các ngành cấp tỉnh và Trung ương trong việc triển khai các dự án lớn như cấp nước, thoát nước, đường giao thông. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá nâng lên, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện. Hàng năm hàng ngàn lao động địa phương có việc làm tại chỗ phục vụ công tác xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đô thị. Từ một Thị trấn nhỏ bé nghèo nàn lạc hậu, hoang sơ dáng dấp của làng chài, sau gần 10 năm xây
dựng và phát triển, Thị xã Cửa lò đã có hệ thống đường sá, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, công sở, công viên mang dáng dấp của một đô thị du lịch trong và ngoài nước biết đến.
Kết quả này chứng tỏ sự cố gắng to lớn của Đảng bộ và nhân dân Thị xã ... Đồng thời khẳng định chủ trương của Tỉnh đưa Thị trấn lên Thị xã là đúng đắn,
hợp lòng dân và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Nhìn chung, với địa
bàn có nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các ngành Trung ương và sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo có hiệu quả của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND Tỉnh, sự quyết tâm cao, nỗ lực phấn đấu của Đảng Bộ và nhân dân Thị xã, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thị uỷ và sự điều hành khoa học, với bộ máy chính quyền đoàn kết, năng động, vai trò Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Thị xã Cửa Lò thể hiện khá rõ ở chỗ, đưa Thị xã bước vào thời kỳ phát triển mới thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng nhiều. Có thể đánh giá những thành tựu chính về vai trò nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thị xã Cửa lò trên những nét chính sau đây:
Trước hết, các cấp, các ngành Thị xã đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động xây dựng quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định của Nhà nước, đúng quy hoạch Thị xã, đúng quy trình, quy phạm và công tác quy hoạch được quan tâm đi trước một bước.
Nhờ có quy hoạch chuẩn nên trong thời gian qua, việc xây dựng các công trình CSHT trên địa bàn cơ bản thực hiện theo đúng quy hoạch, tốc độ xay dựng các công trình nhanh. Thị xã Cửa Lò có được hệ thống đường sá rộng rãi đúng tiêu chuẩn đô thị hiện đại, hệ thống cấp nước, thoát nước đúng quy trình áp dụng công nghệ hiện đại đảm bảo được vệ sinh môi trường và phục vụ tốt tình hình phát triển kinh tế xã hội Thị xã.
Hai là, mặc dù gặp khó khăn nhiều về vốn, song Thị xã đã có nhiều cố gắng tìm mọi cách khắc phục vượt bậc, đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, trong gần mười năm qua Thị xã đã và đang triển khai được trên 100 hạng mục công trình lớn nhỏ, góp phần hiện đại hoá nhanh chóng bộ mặt đô thị du lịch thị xã Cửa lò.
Điều đáng chú ý là, việc huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản đang từng bước được đa dạng hoá, từ chỗ nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ Ngân sách Nhà nước bố trí kế hoạch hàng năm, đến nay đã chuyển dần sang huy động nhiều nguồn như nguồn đóng góp , nguồn vốn từ quỹ đất, nguồn vốn vay và gần đây huy động được nguồn đầu tư nước ngoài của OECF, của Vương Quốc Bỉ... Nhờ đó, những năm qua các ngành, các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng được nhiều khách sạn cao tầng, một trung tâm dạy nghề vô tuyến viễn thông Miền Trung, trụ sở các đơn vị như Viện kiểm soát, toà án, thuế, kho bạc, kiểm lâm, Hải quan, trại sáng tác văn hoá, công ty than, Trung tâm bồi dưỡng chính trị ...
Thứ ba, công tác kiểm tra, giảm sát của nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước được tăng cường, ngày càng đi vào nền nếp, góp phần làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng của Thị xã được phát triển theo quy hoạch, kế hoạch, làm cho bộ mặt Thị xã ngày càng khang trang, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn cho một đô thi du lịch. Chính quyền đã kiên quyết dỡ bỏ các công trình xây dựng trước đây không còn phù hợp ở phía đông đường Bình Minh như Khách sạn công đoàn, khách sạn Thu thuỷ, Bến thuỷ, Hòn ngư, đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng theo đúng quy hoạch.
b. Những hạn chế chủ yếu.
Bên cạnh thành tích đạt được, công tác quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng còn một số tồn tại. Trên thực tế tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng tuy đã phát triển nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu và thực tiễn phát triển của Thị
xã. Công tác quy hoạch, kế hoạch không theo kịp nhu cầu phát triển. Nguồn vốn đầu tư bằng nhiều hình thức nhưng cũng chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu đầu tư.
Mặc dù Thị xã đã cố gắng tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nhưng nhìn chung các cơ sở cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải, đường giao thông, bến cảng, khu vui chơi giải trí, cảng du lịch, công trình thể thao, chợ, siêu thị vẫn còn rất thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị du lịch thu hút khách đến ngày càng nhiều. Các cơ sở hạ tầng nói trên nhìn chung đang lạc hậu, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế, đây cũng là một trong những trở ngại đối với tốc độ đô thị hoá, trở ngại trong việc thu hút vốn đầu tư trong ngoài nước đồng thời hạn chế việc sử dụng khai thác tiềm năng của Thị xã.
Về phương diện vai trò nhà nước, những hạn chế chủ yếu là:
- Trong quy hoạch phát triển CSHT còn nhiều điểm chưa hợp lý; đồ án quy
hoạch nhiều chỗ còn chắp vá, chưa tính đến yếu tố dài hạn, làm cho quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần. Việc quy hoạch chi tiết tiến hành còn chậm, quản lý yếu kém, chưa tập trung cho khu vực trọng điểm, quy hoạch tổng thể du lịch chưa được duyệt. Điều đó ảnh hưởng đến yêu cầu phát triển.
Quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chủ yếu quy hoạch dô thị 1/2000, chưa quy hoạch chi tiết 1/500 để đáp ứng nhu cầu tách hộ trong nhân dân; giao đất tách hộ còn lúng túng, phát triển du lịch khó khăn.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch của Thị xã, phường, xã còn yếu kém. Nhiều cơ quan, tổ chức chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, sử dụng đất đai và quản lý đô thị do đó ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng Thị xã.
- Việc huy động các nguồn vốn mặc dù đã được đa dạng hoá những còn chậm, làm cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản chậm, công trình chậm phát huy hiệu quả;
- Trong công tác kiểm tra, giám sát. Việc quản lý tiến độ xây dựng chưa thật chặt chẽ, dẫn đến tình trạng công trình xây dựng nhiều nhưng còn dản trải, số công trình dở dang nhiều chậm bàn giao sử dụng nên hiệu quả không cao. Vốn xây dựng công trình thiếu nghiêm trọng, lại dàn trải nhiều nên hiệu quả đồng vốn phát huy chậm. Tốc độ xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu đô thị hoá.
- Việc quản lý thi công xây lắp tuy đã có cố gắng nhưng vẫn còn yếu kém thể hiện chất lượng công trình một số phần việc chưa được tốt như yêu cầu thiết kế, khối lượng thi công chưa đúng thiết kế, khối lượng dự toán phát sinh ngoài dự toán vẫn còn…Quy trình nghiệm thu chưa thực hiện một cách nghiêm ngặt, thông thường các bộ phận công trình nghiệm thu còn thiếu kiểm định mác vữa, bê tông, vật liệu đúng yêu cầu.
- Việc quản lý đầu tư xây dựng còn lúng túng, ít cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trách nhiệm chưa cao, do đó công trình triển khai chậm, có công trình còn gây ra lãng phí và kéo dài nhiều năm, chất lượng số công trình chưa được tốt.
- Việc đền bù giải toả mặt bằng chậm do qui chế, cơ chế phân cấp chưa chặt chẽ, chính sách đền bù của Nhà nước thay đổi liên tục và hướng dẫn không cụ thể, kinh nghiệm và trách nhiệm cán bộ thực hiện thấp, kinh phí trả không kịp thời do đó công tác đền bù một số mặt bằng làm chưa tốt, chưa đúng điểm.
- Đầu tư giàn trải, hiệu quả thấp.
c. Nguyên nhân của những hạn chế
Mặc dù về khách quan, Cửa lò là một thị xã mới, quy mô nhỏ, không gian hẹp, giải quyết tồn dọng nhiều do chính quyền cũ để lại nên việc xây dựng CSHT gặp
nhiều khó khăn, song nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do tổ chức. quản lý và cơ chế chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập. Cụ thể là:
- Việc phê duyệt dự án của cấp trên chưa kịp thời. Một số công trình xây dựng đòi hỏi phải triển khai nhanh, trong khi việc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền lại quá chậm, làm ảnh hưởng tới tốc độ triển khai.
- Thiếu cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư. Các chính sách đền bù còn bất cập so với thực tế, nghị định ban hành không có thông tư hướng dẫn từ đó dẫn đến khó thực hiện như nghị định 90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994; Nghị định 22/CP vẫn còn bất cập so với thực tiễn và so với 1 số Nghị định khác như: Nghị định 60/CP do đó đền bù rất khó khăn. Kinh phí phục vụ đền bù chưa kịp thời do đó việc giải toả khó khăn. Trong công tác đền bù khâu khó khăn phức tạp nhất vẫn là đền bù đất đai vì do tính chất lịch sử để lại, giấy tờ không rõ ràng, nguồn gốc sử dụng, loại đất, hạng đất, giá đất biến động. Các thủ tục chuyển đổi, mua bán phần đa số không hợp pháp. Phần đất ở đại đa số đều không có giấy tờ, riêng bản đồ địa chính thay đổi liên tục do đó việc xác nhận kiểm tra diện tích đất đai, hạng đất chính xác rất khó khăn do biến động đất bản đồ so với thực tế.
Trước năm 1998 thực hiện đền bù thiệt hại để xây dựng công trình An ninh, Quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng đã có nghị định của Chính phủ ban hành nhưng không có thông tư hướng dẫn chi tiết về từng loại đất, các loại thủ tục giấy tờ, chi phí phục vụ đền bù giải toả nên cũng rất khó thực hiện. Chẳng hạn tại điều II khoản 1: “Người được đền bù thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi phải là người được Nhà nước giao đất sử dụng hoặc là người sử dụng đất ổn định trước khi luật đất đai có hiệu lực thi hành”. Nhưng thực tế đến 30 tháng 12 năm 1994 thì cả nước mới thực hiện được khoảng 10% giao bìa cấp quyền sử dụng đất theo nghị định 60 CP và nghị định 64 CP do đó rất khó khăn trong việc thực hiện đền bù.
Một vấn đề thực tế xảy ra là đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản: Trong đó có đất tạm giao, có đất công ích 5%, đất khai hoang mở rộng diện tích khi thực hiện việc đền bù để thu hồi đất giải toả mặt bằng xây dựng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa cấp vì vậy rất dễ lẫn lộn giữa các loại đất này dẫn tới thu sai nguyên tắc, tham ô và các hiện tượng tiêu cực khác.
Nhìn chung công tác đền bù giải toả mặt bằng đã có sự cố gắng lớn nhưng vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém, vẫn còn sơ hở gây ra lãng phí, đền bù sai đối tượng, giải toả mặt bằng chậm do đó việc xây dựng công trình chậm tiến độ.
- Đội ngũ cán bộ chưa có nhiều kiến thức hiểu biết về xây dựng cơ bản và còn thiếu kinh nghiệm. Do cán bộ từ nhiều ngành nhiều vùng tập hợp lại trình độ năng lực không đều, vừa yếu lại vừa thiếu nên sự phối hợp giữa các chủ đầu tư và chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ; chính quyền cấp phường xã còn né tránh, quyết tâm chưa cao, công tác tuyên truyền, vận dụng chính sách đền bù chưa kịp thời, thậm chí chưa đúng chế độ chính sách của nhà nước quy định. Chưa kiên quyết trong việc giải toả công trình xây dựng nên ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng công trình.
- Thủ tục hành chính còn phức tạp
Các thủ tục trình duyệt rườm rà, sự phối kết hợp giữa chủ đầu tư và các phòng ban chưa tốt đã tạo nên tốc độ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng ở phường xã chưa cao. Trong khi đó yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng Thị xã là rất lớn, vừa khắc phục sửa chữa nâng cấp các công trình do Lịch sử để lại, vừa phải đảm bảo nhu cầu phát triển. Việc lập kế hoạch tài chính đảm bảo nhu cầu đã khó khăn lại càng khó khăn