Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thị xã Cửa Lò đến

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 72 - 75)

- Chức năng của các phòng ban: quảnlý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội quốc phòng an ninh

2. Cơ cấu cán bộ quảnlý nhà nước và

3.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thị xã Cửa Lò đến

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội như trên, việc phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Cửa lò đến năm 2020 được xác định như sau:

a. Tiếp tục phát triển mạnh về hệ thống giao thông đô thị

Các trục đường ngang gồm có 23 trục có chỉ giới 30m trở lên, Thị xã căn cứ quy hoạch để từng bước thực hiện xây dựng đảm bảo chất lượng, mỹ quan, hệ thống điện, thoát nước, vỉa hè đồng bộ; đặc biệt thảm cây, thảm cỏ được đảm bảo hấp dẫn sinh động. Mỗi trục đường trồng 1 loại cây xanh để tạo nét đặc trưng riêng của từng tuyến đường. Vỉa hè rộng 7m trở lên có xen thảm cỏ tạo sự thông thoáng, uyển chuyển của đô thị du lịch xanh.

Việc xây dựng đường Nam Cấm nối với Thị xã Cửa Lò là hết sức cần thiết, tuyến đường này cần phải mở rộng chỉ giới 42m và đây là con đường chính nối quốc lộ 1A với Cửa Lò, rút ngắn quãng đường khoảng 20km nếu du khách đi từ Hà nội vào Cửa Lò. Đây còn là con đường vận tải quan trọng từ Khu công nghiệp Nam cấm, quốc lộ 1A đưa hàng hoá xuống Cảng.

Khôi phục lại đường sắt để phục vụ cho việc vận tải hàng hoá ra vào cảng Cửa Lò và liên hệ với các vùng là cần thiết, đồng thời là tuyến du lịch quan trọng nối liền Hà nội – Cửa Lò; Thành phố Hồ Chí Minh – Cửa Lò cùng các vùng đất khác.

Trục đường ngang số 11 là trục trung tâm chính của Thị xã chạy xuyên suốt nối thị trấn Quán Hành với phía tây và nối với đường Bình Minh ở phía đông. Cần quy hoạch phát triển không gian đô thị hai bên trục đường này một cách hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển các khu chức năng của Thị xã với vùng phụ cận

Bố trí địa điểm cho bến xe, bãi đậu xe trong quy hoạch chung của mạng giao thông Thị xã Cửa Lò là yêu cầu thiết thực khi thành phần tham gia giao thông ngày một đông và các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.

Xử lý tốt các công trình thoát nước và vệ sinh môi trường.

Thoát nước cho Thị xã chủ yếu theo hai hướng Bắc và Nam vì vậy cần bố trí hệ thống mương thoát nước chảy về 2 phía Bắc – Nam có 2 hồ sinh học để xử lý nước thải thành nước sạch đem tưới đồng ruộng.

Các cơ quan khách sạn, nhà nghỉ… đóng tại địa bàn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của Thị xã cần phải xử lý nước bẩn, nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp, tránh gây ô nhiễm môi trường của Thị xã và vùng phụ cận. Phải có tính toán lưu lượng để có tiết diện thoát nước hợp lý. Trục thoát nước chính theo trục chính giao thông được duyệt.

Bãi xử lý rác: Đã xây dựng ở xã Nghi Hương; đến năm 2020 cần phải mở rộng và xây dựng thêm 3 bãi xử lý rác nữa, áp dụng công nghiệp hoá xử lý rác hiện đại để đảm bảo xử lý rác tốt hơn giữ vệ sinh môi trường chung cho Thị xã, xây dựng nghĩa trang Thị xã.

c. Tăng thêm nguồn nước sạch cho thị xã: Trong phạm vi của Thị xã nguồn

nước chính lấy từ giếng ngầm Nam cấm với công suất trước mắt 3.000m3/ngày

đêm, đến năm 2010 sẽ xây dựng lên 10.000 m3/ngày đêm. Khi nhu cầu lớn hơn

10.000m3/ngày đêm sẽ có 2 phương án bố trí là: Xây dựng nhà máy cấp nước lấy

d. Bổ sung thêm nguồn điện chiếu sáng và điện dân dụng: Sẽ sử dụng nguồn điện lưới Quốc gia và xây dựng tuyến đường dây 110 KV/10/22KV để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Toàn bộ hệ thống điện 0,4KV giao lại cho ngành điện quản lý để cải tạo và giảm giá điện cho người tiêu dùng; Ngành điện sẽ bán điện đến tận hộ. Đồng thời, sẽ thực hiện xây dựng hệ thống điện theo quy hoạch mạng lưới điện đã được phê duyệt, cơ bản bám sát các trục đường giao thông và đi bằng tuyến cáp ngầm.

e. Tiếp tục xây dựng và nâng cấp hệ thống cảng biển

- Cảng Cửa Lò: Xây dựng mở rộng trên 5 triệu tấn/năm đáp ứng nhu cầu

xuất nhập khẩu hàng hoá cho Tỉnh Bắc Trung Bộ, Lào và đông bắc Thái Lan. Phát triển Cảng về phía Nghi Thuỷ, xây dựng bến cảng côngtơnơ, mở rộng mặt bằng khu cảng, tăng diện tích bãi chứa, kho chứa hàng hoá. Trước mắt đến năm 2005 cố gắng đưa công suất bốc xếp lên 2 triệu tấn/ năm.

- Cảng Cửa Hội: Xây dựng cầu cảng cho tàu đánh cá các loại 23-800 CV cập

bến. Đến năm 2020 tăng năng lực Cảng lên gấp 4 lần.

g. Tiếp tục xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác.

- Xây dựng 3 trường học PTTH thành trường chuẩn Quốc gia. Xây dựng các

trường THCS, Tiểu học thành 100% trường chuẩn quốc gia. Trung tâm dạy nghề - dịch vụ việc làm thành trường dạy nghề khu vực miền Trung. Xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên II trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho Thị xã có trình độ cao đẳng, đại học. Xây dựng được một trường đại học và một số trường

cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. - Xây dựng các khu công viên, thảm

cây, thảm thực vật, bảo tàng xương rồng, vường tượng và cải tạo cụm dịch vụ dọc bờ biển, xây dựng kè chắn cát kiêm đường dạo bộ dọc bờ biển từ Cửa Lò sang Cửa Hội.

- Xây dựng khu thể thao nước tại Đảo Lan Châu, xây dựng làng văn hoá dân tộc, xây dựng trung tâm tiếp thị và thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Xây dựng khách sạn năm sao, sân gôn, trung tâm biểu diễn cầu nghệ thuật,

sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân tennit, nhà tập thể thao, bảo tàng chiến tranh Tỉnh Nghệ An và các công trình khác.

- Xây dựng chùa đảo Ngư và khu du lịch đảo Ngư , đảo Lan Châu. Xây

dựng cảng du lịch, chợ đêm, siêu thị, Trung tâm thế giới tuổi thơ 132ha.

Bảng 3.2. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT cho thị xã Cửa Lò đến năm 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

2005 2010 2020

Tổng số 1.731 2.236 9.920

Vốn cho CSHT kỹ thuật 1.556 1.910 8.670

Vốn cho CSHT XH 125 326 1.250

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w