- Tại các đô thị Tại đô thị các cấp, tổ chức quảnlý nhà nước có các cơ quan quy hoạch và quản lý chung, cơ quan cung cấp thủ tục dịch vụ hành chính và các
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và dân số
2.1.1.1. Về địa hình, địa lý.
Thị xã Cửa Lò nằm trên phần đất phía đông của Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An, Trung tâm Cửa Lò cách Thành Phố Vinh 17 km. Chiều ngang của Thị xã khoảng 2.3 + 4 km, chiều dọc khoảng 8 + 10,5 km. Kéo dài từ xã Nghi Tân đến xã Nghi Hải, địa hình dốc dần từ tây sang đông. Thị xã Cửa Lò có vị trí, địa lý thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh trong Nước và Quốc tế bằng giao thông thuỷ qua cảng Cửa Lò và giao thông đường bộ, đường ô tô nối với quốc lộ IA, quốc lộ 46, đường sắt qua ga Quán hành, ga Vinh và đường hàng không qua
sân bay Vinh cách thị xã 10 km. Thị xã Cửa Lò có diện tích tự nhiên 31,68km2 (bao
gồm cả Đảo ngư và Đảo mắt). Dân số Thị xã 47.207 người; Thị xã Cửa Lò có vị trí kinh tế quan trọng chiến lược khai thác tiềm năng biển và phát triển kinh tế đối
ngoại, kinh tế du lịch, không chỉ có ý nghĩa đối với Tỉnh Nghệ An mà còn với các tỉnh phía Bắc, nước Lào, Đông bắc Thái Lan và các nước khác. Hai đầu Thị xã có 2 sông lớn là Sông lam và Sông cấm, ở 2 đầu có 2 cảng lớn là Cảng Cửa Lò 1,4 triệu tấn/ năm và Cảng Cửa Hội là cảng cá lớn của Miền Trung.
Đảo Ngư và Đảo mắt là hai đảo trên địa phận Cửa Lò, ngoài ý nghĩa về quốc phòng còn có ý nghĩa lớn về kinh tế. Mực nước xung quanh đảo có độ sâu từ 8- 12m là nơi đậu các loại tàu trên 1 vạn tấn. Biển Cửa Lò có bờ biển dài thoai thoải cát mịn, sạch, nước biển trong xanh có độ mặn thích hợp, môi trường khí hậu tốt, trong sạch có điều kiện tiềm năng rộng lớn để phát triển du lịch. Nhiệt độ trung bình Cửa Lò thấp hơn về mùa Hè và cao hơn về mùa Đông so với thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Vì vậy việc mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng Thị xã Cửa Lò vừa là một mục tiêu vừa là một biện pháp vô cùng quan trọng để xây dựng Thị xã trở thành một đô thị phát triển có kiến trúc hiện đại, dân tộc phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn, thuỷ triều, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Mực nước thuỷ triều cao nhất 3,95m, thấp nhất 0,01m; biên độ thuỷ triều 3,3m + 0,2m.
Địa chất công trình có sự phân bổ địa tầng như sau:
- Lớp mặt: Cát pha
- Lớn thứ 2: Đất bùn
- Lớp thứ 3: Sét dẻo
Lớp mặt cát pha có chiều dày lớn nhất và nói chung nền đất chịu tải tốt, không dây trở ngại cho việc xây dựng công trình.
+ Về tài nguyên khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới giao mùa, có 2 mùa chuyển tiếp mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, mùa nóng thuận lợi cho phát triển du lịch tháng 4 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình: 23,90c
Nhiệt độ cao nhất: 39,40c
Nhiệt độ thấp nhất: 6,20c
Số giờ nắng trung bình trong năm: 1558 giờ Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.942 mm Độ ẩm không khí trung bình: 80 – 90 %
+ Về môi trường cảnh quan: Bãi tắm Cửa Lò thuộc loại lý tưởng nhất ở Miền bắc Việt Nam. cùng với Đảo Lan châu, Đảo ngư, Đảo mắt, Đền thờ Nguyễn Xí ... tạo nên một quần thể du lịch lý tưởng. Tài nguyên môi trường thiên nhiên Cửa Lò là vô giá nên phải giữ gìn, tôn tạo và khai thác hợp lý. Cửa Lò có thuận lợi về phát triển tua, tuyến du lịch như: Cửa Lò – Nam Đàn quê Bác, Cửa Lò – Rừng bần Hưng Hoà, Cửa Lò – Di tích đền Nguyễn Du, Cửa Lò - Rừng Pù mát, Nghi Thiết, đền thờ An Dương Vương ...
2.1.1.3. Dân số và lao động.
Dân số Cửa Lò bằng 1,7% dân số toàn Tỉnh, mật độ trung bình 1.580
người/km2, dân nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 60% trong cơ cấu dân số Thị xã.
Nguồn dự trữ nhân lực rất lớn do độ tuổi dưới 14 chiếm 41%.
Trình độ dân trí của nhân dân còn thấp, hạn chế đến sự phát triển đô thị, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và du lịch. Lao động tại chỗ có truyền thống ngư nghiệp và sản xuất nông nghiệp, cần cù, có sức khoẻ tốt và chịu đựng sóng gió, có kinh nghiệm đi biển và đánh bắt hải sản nhưng chưa có thói quen sản xuất công
nghiệp - dịch vụ du lịch. Vì vậy cần phải thu hút lao động có trình độ, có kỹ thuật cao, đổi mới cơ cấu kinh tế để dổi mới cơ cấu lao động nhằm xây dựng Thị xã phát triển, đồng thời cần phải tăng cường cơ sở vật chất trường học để nâng cấp chất lượng dạy và học, cần mở một số trường đào tạo nghề, các trường công nhân kỹ thuật tại Thị xã để nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao,sức khoẻ tốt đáp ứng yêu cầu phát riển tăng tốc và đổi mới của Thị xã.
2.1.1.4. Tình hình xã hội:
Thị xã Cửa Lò khi mới thành lập chưa có trường PTTH, toàn Thị xã mới có một xã Nghi Hương có trường cao tầng, số học sinh vào đại học mỗi năm không quá 10 em, số người mù chữ còn nhiều. Qua 10 năm phấn đấu đến nay Thị xã đã có 100% phường xã có trường cao tầng, đã phổ cập TPTCS; có 30% trường chuẩn quốc gia; đã xây dựng được 3 trường cấp 3 hiện đại. Trong đó, trường cấp 3 công lập là trường chuẩn quốc gia đầu tiên và duy nhất của Tỉnh Nghệ an. Số liệu hoạt động giáo dục trên địa bàn qua các năm như sau:
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về giáo dục của Thị xã Cửa lò
Chỉ tiêu Đơn vị 94-95 96-97 98-99 2000- 2001 2002- 2003 Tổng số trường học Trường 17 20 22 24 24 Mầm non " 6 7 7 8 8 Cấp I " 6 7 7 7 8 Cấp II " 6 5 7 7 7 Cấp III " - 1 1 2 2 II. Tổng số lớp học Lớp 238 355 384 390 391 Mầm non " 35 78 79 65 50 Cấp I " 154 184 188 181 177
Cấp II " 49 81 96 112 120
Cấp III " - 12 21 32 44
Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình thực hiện tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,27 % xuống còn 1%. Củng cố phát triển y tế phường xã đều có trạm y tế, thị xã có trung tâm y tế hiện đại có 60 giường, đội ngũ y bác sỹ 63 người có tay nghề giỏi, trong đó có 16 bác sỹ, 1 chuyên khoa II, 2 chuyên khoa I, phòng khám đa khoa phục hồi chức năng với 289 giường thiết bị đầy đủ, mỗi năm khám và điều trị cho 7640 người. Số trẻ em được tiêm chủng đạt 100%. Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm từ 41,5 % hộ nghèo với 4200 hộ xuống còn 5,8% hộ nghèo chiếm 580 hộ, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên. Quốc phòng an ninh được giữ vững, nạn mại dâm, ma tuý, buôn lậu được ngăn chặn tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội thị xã.