Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 30 - 32)

- Tại các đô thị Tại đô thị các cấp, tổ chức quảnlý nhà nước có các cơ quan quy hoạch và quản lý chung, cơ quan cung cấp thủ tục dịch vụ hành chính và các

1.3.2.Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a

Ma-lai-xi-a là một liên bang có diện tích 329,8 ngìn km2 với dân số là khoảng gần 20 triệu người, gồm 13 bang, chia thành 2 miền Đông – Tây. Kể từ ngày giành được độc lập tới nay, Ma-lai-xi-a đã có 40 năm phát triển nền kinh tế của mình. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, năm 1968 Ma-lai-xi-a công bố luật đầu tư

nước ngoài. Theo luật này Ma-lai-Xi-a đảm bảo với các chủ đầu tư nhiều điều khoản quan trọng như: cam kết không quốc hữu hóa, tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, ưu đãi về thuế ...

Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoai, chính phủ Ma-lai-xi-a còn chủ trương huy động vốn đầu tư trong nước: vay tiết kiệm trong dân, ưu đãi về thuế để nhân dân tự bỏ vốn đầu tư ...

Kế hoạch 5 năm lần thư 6 (1991-1995) với trọng tâm là nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng năng suất lao động, đây cũng là kế hoạch đầu tiên thực hiện chương trình phát triển quốc gia 30 năm (1991-2020). Chính phủ Malai-xi-a hy vọng sau 30 năm nền kinh tế sẽ gấp 7,5 lần hiện nay với mức tăng trưởng bình quân 7% một năm.

Vào năm 1992 Ma-lai-xi-a có 1086 km đường sắt, từ kế hoạch 5 năm lần thứ 6 chương trình hiện đại hóa đường sắt đã được đề ra, trong đó có một dưự án xây dựng đường sắt 2 chiều với chi phí 543 triệu ringgit. Hệ thống đường bộ cả nước mới đạt mật độ 0,28 km/1km2. Tuy nhiên chất lượng đường tương đối tốt: 75% tổng chiêu dài đã được trải nhựa; 15,1 là đường cao tốc và 46,5% là đường cấp 2. Từ năm 1989 chính phủ đã khới công xây dựng đường cao tốc 4 làn xe chạy từ biên giới Thái Lan ở phía Bắc tới tạn biên giới Xing-ga-po ở phía Nam với chi phí 5,2 tỷ ringgit. Tháng 9 năm 1994 đã đưa vào sử dụng 848 km đường cao tốc này. Năm 1991 cũng đã khởi công xây dựng đường cao tốc đông-tây với chi phí dự kiến khoảng 270 triệu ringgít.

Năm 1992 chính phủ Ma-lai-xi-a đưa ra chương trình hiện đại hóa ngành hàng không với chi phí dự kiến khoảng 5 tỷ USD. Sân bay quốc tế Ku-a-la-lăm-pua đã được nâng cấp với 4 đường băng mới và đưa vào hoạt động năm 1998.

Những cảng biển chính của Ma-lai-xi-a là Penang, Port Klang, Kuching, Sibu, Miri và Labuan. Năng lực cảng biển đang được nâng lêndo việc xây dựng thêm

cảng mới cạnh cảng Port Klang với chi phí 500 triệu ringgít và nâng công suất cảng Jỏhe Port lên gấp đôi, tức đạt công suất 20 triệu tấn/năm.

Hiện nay du lịch đang là ngành đứng thứ tư của Ma-lai-xi-a, trung bình khoảng 10 triệu lượt khách du lịch/năm, trong đó 85% là khách châu á và châu Đại dương, còn lại là châu Âu và châu Mỹ. Du lịch đang trở thành ngành công nghiệp không khói, hàng năm đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Một trong những nguyên nhân làm cho ngành du lịch Ma-lai-xi-a phát triển là do chính phủ Ma-lai- xi-a đã rất quan tâm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 30 - 32)