Kinh nghiệm của Bru-nây.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 29 - 30)

- Tại các đô thị Tại đô thị các cấp, tổ chức quảnlý nhà nước có các cơ quan quy hoạch và quản lý chung, cơ quan cung cấp thủ tục dịch vụ hành chính và các

1.3.1.Kinh nghiệm của Bru-nây.

Bru-nây là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới với dân số khoảng 300.000 người. Năm 1994 GDP bình quân đầu người đạt 18.500 USD. Nền kinh tế phụ thộc vào dầu mỏ và khí đốt. Để khắc phục tình trạng này, Bru-nây đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đa ngành và đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Muốn vậy trước hết phải quan tâm đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Để thu hút khách du lịch, Bru-nây đã mở rộng, nâng cấp các trạm đưa đón khách tại sân bay, trải nhựa mới đường băng. Mặc dù cơ sở vật chất về du lịch chưa phải là phát triển, nhưng Ban-da Xê-ri Bê-ga-oan đang được các du khách Nhật Bản coi là điểm chung chuyển tới Sabah và Sarawak. Năm 1991 sân bay quốc tế Bru-nây chuyên chở hơn 576.000 lượt hành khách và 11.640 tấn hàng hóa Đến năm 2000 sô lượng hàng hóa chuyên chở ước tính đạt 50 ngàn tấn mỗi năm và lượng hành khách tăng lên đạt 1,5 triệu lượt người. Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995 có 16 dự án hàng không dân dụng vói kinh phí là 89,1 triệu USD. Dự án quan

trọng nhất là nâng cấp trang thiết bị liên lạc và khảo sát với chi phí là 50 triệu Đô-la Bru-nây. Phần vốn còn lại dùng vào việc nâng cấp sân bay.

Hải cảng quan trọng của Bru-nây là Muara hoạt động từ năm 1973. Độ sâu mức nước tại cảng là 8m và có 1 cầu dài 64 m. Hàng hóa được vận chuyển bằng tầu lớn và được bốc dỡ tại cảng Labuar rồi chuyển sang Brunây. Cảng Ban-da Xê-ri Bê-ga- oan chủ yếu dùng chuyên chở hành khách tới các cảng lân cận của Ma-lai-xi-a. Năm 1990 tổng số hàng hóa được chuyên chở qua các cảng của Bru-nây là 14.879 ngìn tấn. Để đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa đang dần dần tăng lên, chính phủ đã chi 89 triệu Đô - la Bru-nây vào việc mở rộng các cầu cảng hiện có, Xây dựng thêm các trạm công-ten-ơ, nhà kho và mua sắm thiết bị.

Cuối những năm 80 đã có những thay đổi về đường bộ, tổng chiều dài ước tính tăng từ 1605 km năm 1985 lên 2313 km năm 1991. Quốc lộ chính là quốc lộ nối Ban-da Xê-ri –Bê-ga-oan, Tutang và Kual Belait. Đầu những năm 90 đường từ Mốu tới Kuala Belait đã được nâng cấp từ 2 làn lên 4 làn xe chạy. Một đưồngca tốc mới nối Bru-nây với Sarawak đã được hoàn thành vào cuối những năm 90. Trong kế hoạch năm lần thứ 6 có 490,2 triệu đô-la Bru-nây được đầu tư vào 31 dự án phát triển giao thông đường bộ, làm tăng thêm 121,5 km đường bộ.

Về bưu chính viễn thông, năm 1993 cứ 100 người thì 27,8 người có điện thoại. Chính phủ đã tăng đường dây quốc tế từ 200 lên 1000 vào cuối năm 1995. Đường cáp ngầm Bru-nây – Singapor, Bru-nây – Phi-lip-pin – Ma-lai-xi-a đang được xây dựng.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò (Trang 29 - 30)