PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 99 - 102)

II. Các chỉ tiêu bình quân Triệu đồng

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

5.1. KẾT LUẬN

Đất nông nghiệp là tài nguyên quý giá cần được sử dụng đầy đử, hợp lý với hiệu quả kinh tế cao đối với bất cứ địa phương nào. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những xã có quá trình đô thị hoá nhanh như Trâu Quỳ. Việc nghiên cứu đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao ở xã Trâu Quỳ sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc xác định các biện pháp tác động cần thiết phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương.

Nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình của xã cho thấy đất nông nghiệp trên địa bàn xã đã được sử dụng tương đối đầy đủ và cơ cấu mô hình sản xuất khá đa dạng, hệ thống cây trồng vật nuôi hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chính vì thế mà giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp trên 1 ha đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn, lao động khá cao.

Nhiều mô hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao đã xuất hiện và ngày càng phát triển như mô hình VAC, mô hình chăn nuôi, mô hình trồng cây ăn quả, cây giống, cây sinh thái, cây cảnh.

Tuy nhiên việc mở rộng phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao trên địa bàn xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn chính vì thế mà số lượng các mô hình này vẫn còn ít, quá trình phát triển diễn ra còn chậm, chưa xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Chính vì thế để mở rộng phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao trên địa bàn toàn xã cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp thích hợp như quy hoạch hợp lý diện tích đất nông nghiệp, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó cần nâng cao công tác khuyến nông, đào tạo kỹ thuật cho các chủ hộ, tạo nguồn vốn cho các hộ đầu tư cũng như tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn của chính quyền địa phương, của HTX và sự năng động của các hộ nông dân, hy vọng trong những năm tới, các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao ngày càng xuất hiện nhiều trên địa bàn địa phương, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều này sẽ giúp tăng giá trị sản xuất cho địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu

5.2. KIẾN NGHỊ

* Đối với nhà nước

- Cần có chính sách đầu tư, khuyến khích các dự án vào phát triển nông nghiệp và nông thôn: hỗ trợ nông dân sản xuất, đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất và hỗ trợ vốn để khuyến khích mở rộng phát triển sản xuất.

- Hoàn thiện tổ chức hệ thống khuyến nông từ TW đến Huyện, xã, bao gồm đồng bộ các cấp, các ngành đựơc đào tạo, cấp vốn; cải tiến phương pháp hoạt động thực sự có hiệu quả đối với sự phát triển của kinh tế nông hộ noi chung và các mô hình sử dụng đất nông nghiệp nói riêng.

*Đối với các viện, trung tâm, tổ chức nghiên cứu nông nghiệp- nông thôn:

Cần tìm ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, các phương pháp kỹ thuật mới có hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

* Đối với địa phương:

Xã cần có những chính sách nhằm khuyến khích các hộ nông dân thực hiện quá trình dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng để xây dụng các mô hình sản xuất hàng hoá lớn. Bên cạnh đó Xã cần làm tốt chức năng dịch vụ, trục tiếp chuyển giao.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 99 - 102)