Một số kết quả sản xuất kinh doanh của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 35 - 39)

Qua biểu 4 cho chúng ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua các năm đều có xu hướng tăng lên và tăng với một tỷ lệ khá cao. Bình quân

trong 3 năm qua giá trị sản xuất của xã tăng 20,34%. Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 38,213 tỷ đồng so với năm 2004 thì giá trị sản xuất đã tăng 7,209 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 23,25%. Còn năm 2006 giá trị sản xuất của toàn xã đạt 44,90 tỷ đồng so với năm 2005 đã tăng 6,687 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,50%. Trong đó các ngành có mức tăng cụ thể nhu sau:

Ngành trồng trọt: Nhờ việc đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất mà gia strị sản xuất của ngành trồng trọt đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên do gặp những điều kiện bất lợi như chuột, sâu bệnh phá hoại, ngoài ra còn nhiều diện tích thường xuyên bị ngập úng, diện tích đất canh tác thì không ngừng giảm qua các năm nên tăng trưởng của ngành trồng trọt không thể lớn hơn được, bình quân trong 3 năm qua tỷ lệ tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,84%. Mức tăng trưởng cụ thể trong năm qua của ngành trồng trọt như sau: Năm 2005 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đạt 8,80 tỷ đồng tăng 0,10 tỷ đồng so với năm 2004. Năm 2006, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 9,2 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,40 tỷ đồng so với năm 2005 tức tăng 4,45%. Ta thấy trong năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng của ngành trồng trọt đã có được sự nhảy vọt so với mức tăng trưởng của những năm trước, điều này có được là do địa phương đã đã đưa những giống mới có năng suất cũng như giá trị kinh tế cao hơn vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Ngành chăn nuôi là một ngành có hiệu quả kinh tế cao nên đã được địa phương cũng như bà con nông dân chú trọng phát triển, chuyển dịch theo hướng nuôi công nghiệp, chính vì vậy mà trong mấy năm qua tỷ lệ tăng trưởng luôn ở mức cao, mức tăng trưởng bình quân trong 3 năm đạt 26,43%. Được thể hiện cụ thể như sau:

Trong năm 2005 địa phương có tổng đàn lợn từ 2800 – 3000 con, trong đó lợn nái trên 200 con, trâu bò nuôi thịt đạt 179 – 190 con. Đàn gia cầm các

loại được duy trì ở mức 125 – 135 nghìn con, tổng giá trị của ngành chăn nuôi trong năm 2005 đạt 5,6 tỷ đồng, tăng 46,75%, ứng với con số 1,784 tỷ đồng so với năm 2004. Sang năm 2006, tổng số đàn lợn của địa phương đạt 3.300 con trong đó có 360 con lợn nái, đàn gia súc đạt 135 con, đàn gia cầm đạt 200.000 con đạt doanh thu cả năm 6,10 tỷ đồng. So với năm 2005 thì giá trị của ngành chăn nuôi tăng 0,60 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ tăng 8,93%. Trong điều kiện đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng ít đi như hiện nay, hướng phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người nông dân của con người là một hướng đi đúng và phù hợp với điều kiện của địa phương hiện nay.

Ngành thương mại dịch vụ: ở nông thôn hiện nay ngoài phát triển sản xuất trồng trọt và chăn nuôi thì việc mở rộng ngành nghề, làm thêm các nghề phụ để giải quyết việc làm trong những tháng nông nhàn đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các hộ nông dân. Họ có thể tham gia vào nhiều công việc như cơ khí, may mặc, vận tải, buôn bán...Theo từng năm số hộ này ngày càng có xu hướng tăng lên, đến năm 2006 đã có trên 300 hộ làm các dịch vụ thương mại, điều này làm cho giá trị sản xuất của ngành luôn có mức tăng trưởng cao. Mức tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ trong 3 năm qua được cụ thể như sau: Năm 2004 giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ đạt 17,30 tỷ đồng chiếm 55,80% tổng giá trị sản lượng của toàn xã, năm 2005 giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ đạt 21,383 tỷ đồng, tăng 4,083 tỷ đồng so với năm 2006, ứng với mức tăng 23,60%. Năm 2006 giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ đạt 26,29 tỷ đồng, chiếm 58,55% tổng giá trị sản xuất của toàn xã, so với năm 2005 thì giá trị tăng 4,907 tỷ đồng, tỷ lệ

tăng là 22,95%. Mức tăng trưởng bình quân trong 3 năm qua đạt 23,27%, đây là một tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Qua cơ cấu của ngành dịch vụ thương mại trong tổng giá trị sản xuất của địa phương ta thấy nó luôn chiếm một tỷ lệ khá cao, cùng với

Bảng 4. Giá trị sản xuất của các ngành trong xã (2004-2006) Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 05/04 06/05 BQ I. Tổng GTSX Tỷ đồng 31,004 100,00 38,213 100,00 44,90 100,00 123,25 117,50 120,34 1. Ngành trồng trọt Tỷ đồng 8,70 28,06 8,80 23,03 9,20 20,49 101,15 104,55 102,84 2. Ngành chăn nuôi Tỷ đồng 3,816 12,31 5,60 14,65 6,10 13,59 146,75 108,93 126,43 3. Dịch vụ thương mại Tỷ đồng 17,30 55,80 21,382 55,96 26,29 58,55 123,60 122,95 123,27 4. Kinh tế vườn Tỷ đồng 1,188 3,83 2,43 6,36 3,31 7,37 204,55 136,21 168,92

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 35 - 39)