Tình hình sử dụng đất đai của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 724,8 ha theo địa giới hành chính nhưng xã chỉ quản lý 356,95 ha. Còn lại 367,83 ha do Trường Đại học Nông nghiệp I, Viện Rau quả TW, Viện kinh tế quản lý (được thể hiện qua biểu 1). Qua biểu 1 ta thấy diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm do diện tích đất canh tác cũng như đất vườn tạp giảm. Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 so với năm 2006 giảm 1,12%, cụ thể giảm 2,86 ha. Sang năm 2006 lại tiếp tục bị giảm xuống, nếu so với năm 2005 thì thì nó giảm 1,2%, cụ thể gỉam 3,03 ha. Bên cạnh đó diện tích đất vườn tạp cũng giảm mạnh, năm 2005

so với 2006 đã giảm 7,27%, cụ thể giảm 1,86 ha. Năm 2006 cũng vậy, nó đã gảim 9,19% so với năm 2005 và cụ thể giảm 2,15 ha. Nguyên nhân của việc giảm trên là do nhu cầu xây dựng nhà cửa cũng như cơ sở hạ tầng của địa phương ngày một tăng lên. Đây là một điều phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, đó là qúa trình CNH – HĐH cũng như quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

Trong diện tích đất canh tác của địa phương thì diện tích đất trồng lúa chiếm đa phần, cụ thể chiếm đến hơn 90% trong số tổng diện tích canh tác. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu về cây giống, cây ăn quả tăng lên nên đã có sự chuyển dịch dần về cơ cấu cây trồng từ lúa sang các cây trồng khác cho thu nhập cao hơn. Có thể thấy được điều này qua các con số cụ thể sau: Diện tích đất trồng lúa bình quân trong 3 năm từ 2006 – 2006 đã giảm 0,94%, năm 2005 đã giảm 3,04 ha so với năm 2006, còn sang năm 2006 đã giảm 1,01 ha so với năm 2005. Việc giảm diện tích trồng lúa đã dẫn tới diện tích đất trồng cây hàng năm khác trên địa bàn xã tăng lên, trung bình trong 3 năm tăng 7,51%. Việc đưa những cây trồng mới vào sản xuất đã tăng hiệu quả viẹc sử dụng đất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân.

Đối với đất chuyên dùng của xã thì hàng năm đều tăng lên, năm 2005 tăng 2,78 ha so với năm 2006 còn sang năm 2006 tăng 2,04 ha so với năm 2005, bình quân trong 3 năm tăng 3,73%. Đây là một tỷ lệ khá cao trong đó chủ yếu là tỷ lệ tăng của đất dành cho giao thông, bình quân trong 3 năm đất dành cho giao thông tăng 7,55% còn các đất khác không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Điều này chứng tỏ là vấn đề quy hoạch phát triển của địa phương đã được chú trọng hơn để địa phương phát triển một cách toàn diện, cân đối.

Đất chưa sử dụng tại địa phương còn rất ít, chỉ vào khoảng 3 ha và thay đổi không đáng kể trong 3 năm, đây hầu hết là những đất khó sử dụng cho

hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên trong điều kiện quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng ít đi thì rõ ràng đây vẫn là một lãng phí lớn cần phải cải tạo để đưa vào sử dụng.

Các chỉ tiêu bình quân về đất nông nghiệp cũng như đất canh tác cho một nhân khẩu nông nghiệp là tương đối thấp và thay đổi không đáng kể trong 3 năm qua. Do vậy vấn đề nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trong thời gian tới là rất khó khăn, cần phải mở rộng và phát triển ngành nghề ở nông thôn để giảm bớt tỷ lệ lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp cũng như tăng hiệu quả sản xuất trên diện tích hiện có. Có như vậy thì mới thúc đẩy được sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 26 - 30)