Giá trị sản xuất của các mô hình sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 52 - 56)

II. Các chỉ tiêu bình quân Triệu đồng

4.1.1.2. Giá trị sản xuất của các mô hình sản xuất

Ngoài nghiên cứu sự phát triển của các mô hình sản xuất thông qua cơ cấu diện tích của chúng,chúng ta có thể xem xét qua giá trị sản xuất của các mô hình trong những năm qua. Cụ thể được thể hiện qua biểu 7:

Qua đây chúng ta có thể thấy được cơ cấu giá trị sản xuất của mô hình là không đồng đều cũng như cơ cấu diện tích của nó.

Mô hình 1 chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này do sự phổ biến của mô hình này tại địa phương. Trong năm 2004 giá trị sản xuất đạt 5,254 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,34% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp của địa phương. Do cơ cấu diện tích của mô hình này trong những năm qua đều giảm nên giá trị sản xuất của mô hình này tăng lên tương đối thấp nhưng điều này có thể nói trình độ thâm canh cũng như năng suất cây trồng ở địa phương là không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm đạt 8,19%, còn tỷ trọng giá trị của mô hình thì ngày càng giảm đi, phản ánh sự tăng lên của mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao hơn. Đến nay phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, đó là giảm dần tỷ trọng các ngành, các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế thấp.

Mô hình 2 là mô hình có hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn còn chưa phát triển mạnh tại địa phương. Trong năm 2006 cơ cấu giá trị mô hình này chỉ chiếm tỷ trọng 5,53% tổng giá trị của ngành nông nghiệp tương ứng với tổng giá trị đạt 1,03 tỷ đồng. Tuy nhiên trong những năm qua tốc độ phát triển của

mô hình này rất cao, cũng như tỷ trọng hàng năm của nó đều tăng lên (tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm qua đạt 23,99%). Với tốc độ phát triển như thế này hứa hẹn trong những năm tới đây sẽ là mô hình kinh tế phổ biến tại xã. Sự tăng trưởng cao của mô hình này trong 3 năm qua đất đai cũng như các nguồn lực khác đang được khai thác một cách có hiệu quả theo hướng có chiều sâu. Đây cũng là dạng mô hình được chính quyền địa phương cũng như các hộ nông dân quan tâm đầu tư phát triển, chính vì thế mà nó sẽ còn phát triển rất mạnh trong những năm tới và sẽ trở thành mô hình kinh tế quan trọng của đia phương.

Mô hình 3 là mô hình khá phổ biến hiện nay tại xã do những điều kiện thuận lợi mà địa phương có được. Tuy nhiên về cơ cấu trong 3 năm không có sự thay đổi đáng kể,năm 2006 giá trị sản xuất của mô hình chiếm tỷ trọng 12,41 % tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, đạt 2,31 tỷ đồng. Trong 3 năm qua tốc độ tăng bình quân về giá trị cũng tương đối nhanh, đạt 14,89% mặc dù diện tích của mô hình này tăng lên không đáng kể. Để phát triển mô hình này thì các hộ cần đầu tư theo chiều sâu, trồng những cây có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.

Mô hình 4 là mô hình có hiệu quả kinh tế rất cao, đang được nhiều hộ trong xã có hướng chọn để đầu tư phát triển kinh tế. Đây không chỉ là xu hướng riêng tại xã mà là xu huớng chung của cả nước đang muốn tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Diện tích của dạng mô hình này là một tỷ lệ khá nhỏ nhưng cơ cấu GTSX của mô hình này khá lớn, năm 2006 cơ cấu giá trị của mô hình này chiếm 29,93% tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp (đạt 5,57 tỷ đồng) và cơ cấu giá trị sản xuất của mô hình ngày càng tăng lên đã khẳng định được vị trí quan trọng trong kinh tế của địa phương. Trong 3 năm qua, tốc độ mô hình phát triển của mô hình này là rất cao, bình quân tăng 30,51 %. Tuy nhiên đây là mô hình đòi hỏi vốn đầu

tư ban đầu cao, do vậy để có thể phát triển nhanh mô hình có hiệu quả kinh tế cao này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đáng kể từ các cấp chính quyền địa phương.

Mô hình 5 là mô hình sản xuất tổng hợp, đang rất phổ biến ở địa phương tuy nhiên hiệu quả kinh tế của mô hình này là không cao. Mặc dù giá trị sản xuất của mô hình vẫn tăng lên hàng năm nhưng cơ cấu của nó trong ngành nông nghiệp của địa phương ngày càng giảm dần. Trong năm 2006 giá trị sản xuất của mô hình 5 chiếm tỷ trọng 19,09% đạt giá trị 3,55 tỷ đồng, còn tốc độ tăng bình quân về giá trị của mô hình này trong 3 năm qua đạt 13,41%. Việc giảm dần tỷ trọng của mô hình này để chuyển sang các dạng mô hình sản xuất khác để có thể chuyên môn hoá sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế sẽ là hướng đi đúng đắn của địa phương trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w