Mô hình chăn nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 74 - 77)

II. Các chỉ tiêu bình quân Triệu đồng

4.1.3.1.Mô hình chăn nuô

Hiện nay mô hình chăn nuôi quy mô trang trại có diện tích trên địa bàn xã chưa phát triển mạnh do chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu cũng như các chi phí trong quá trình chăn nuôi quy mô lớn. Qua điều tra các mô hình chăn nuôi trên địa bàn toàn xã cùng với những ý kiến đánh giá của các cán bộ xã thì mô hình trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Hồng (thôn Kiên Thành) được xem là mô hình có quy mô lớn nhất, điển hình nhất của xã. Trang trại của anh chỉ tập trung chăn nuôi lợn siêu nạc và lợn nái. Thực hiện theo chủ trương đổi đất của xã, anh đã đổi đất và dồn tập trung được 1500 m² để xây dựng trang trại của mình trong đó diện tích dành cho chuồng trại chăn nuôi là 700 m² chiếm tỷ lệ 46% tổng diện tích của trang trại, diện tích còn lại là nhà nhà quản lý, nhà kho và diện tích cây trồng phục vụ chăn nuôi, với mức đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu cho trang trại hết 300 triệu đồng có thể nói là đã tương đối hoàn chỉnh. Trong mấy năm gần đây trang trại đã đi vào sản xuất ổn định, để có thể thấy được hiệu quả của trang trại này, chúng ta sẽ xem xét qua kết quả sản xuất của trang trại trong năm 2006, số liệu cụ thể được thể hiện qua biểu 13.

Qua biểu 13 cho ta thấy được mặc dù quy mô diện tích của trang trại khá nhỏ song giá trị sản xuất trong năm 2006 là rất lớn đạt 1326,47 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,29% tổng giá trị sản xuất của trang trại. Sản xuất của lợn nái chủ yếu vẫn là để đáp ứng nhu cầu con giống cho trang trại sau đó mới

bán ra thị trường. Chính vì thế mà có thể nói trang trại này tập trung mạnh cho phát triển đàn lợn hướng nạc. Trong năm 2006 mức lợi nhuận trang trại đạt được là 248,11 triệu đồng, một kết quả đạt được rất cao so với quy mô diện

tích của nó trong hiệu quả thu được từ lợn hướng nạc trong năm qua là 139,30 triệu đồng, một kết quả ma theo quy mô không có mô hình nào đạt được. Về chỉ tiêu hiệu quả tương đối có thể thấy được GO/TC và VA/IC khá nhỏ tuy nhiên do chi phí đầu tư cũng như giá trị thu được lớn nên kết quả tuyệt đối vẫn rất lớn. Chỉ tiêu MI/La là rất cao, cao nhất trong các loại mô hình sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn địa phương. Để có được điều này chủ trang trại đã phải chịu khó học hỏi cũng như chịu khó tìm tòi kiến thức để có cách chăn nuôi có hiệu quả cao nhất.

Đây có thể nói đây là dạng trang trại phù hợp cho Trâu Quỳ hiện nay vì quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày một ít đi. Các trang trại khác cần có quy mô diện tích lớn thì sẽ khó khăn trong quá trình phát triển, phải phát triển theo chiều sâu, tăng thu nhập trên diện tích hiện có, phải đầu tư cho sự phát triển của trang trại để nâng cao được hiệu quả sử dụng, tăng hệ số sử dụng đất, nâng thu nhập cho các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 74 - 77)