Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 45 - 47)

II. Các chỉ tiêu bình quân Triệu đồng

4.1.1.Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp

Cũng như các xã của vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, Trâu Quỳ là một xã có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Cùng với điều kiện thuận lợi là có nhiều cơ quan lớn đóng trên địa bàn xã, đặc biệt là trường ĐHNN1 và viện Rau quả TW nên ở xã có sự đa dạng vè các mô hình sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất. Qua điều tra và tổng hợp các số liệu thu thập đựơc chúng tôi phân ra làm 5 loại mô hình sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện cụ thể các đặc điểm ở biểu 5.

- Mô hình 1: Mô hình thuần nông, đất nông nghiệp chỉ dùng để sản xuất lúa và rau màu. Mô hình này sản xuất quy mô nhỏ và mang tính chất sản xuất hàng hoá thấp,sản phẩm chủ yếu sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu gia đình, là quy mô phổ biến ở xã hiện nay. Qua biểu 5 cho ta thấy mô hình này có thuận lợi là yêu cầu vốn đầu tư thấp, không yêu cầu kỹ thuật cao, tận dụng được nguồn lao động gia đình. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình này rất thấp nên diện tích của mô hình này ngày càng giảm dần.

- Mô hình 2: Là mô hình VAC, đây là mô hình sản xuất theo quy mô hàng hoá lớn, có hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên vẵn còn chưa phát triển mạnh ở địa phương vì còn đang gặp một số khó khăn nhất định trong đó đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, diện tích đất phải tập trung. Do đây là một mô hình có hiệu qủa kinh tế cao nên đã có xu hướng tăng lên trong những năm qua và sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, giải quyết được việc làm tăng thu nhập cho người nông dân.

- Mô hình 3: Là dạng mô hình chuyên sản xuất cây giống, trồng cây ăn quả, cây sinh thái cây cảnh. Đây là mô hình khá phổ biến ở xã, có quy mô

hàng hoá tương đối lớnvà có hiệu qủa kinh tế khá cao. Tuy nhiên thách thức đối với sự phát triển mạnh của mô hình này là yêu cầu về vốn khá lớn, yêu cầu về trình độ kỹ thuật cũng như trình độ quản lý của chủ hộ khá cao, phải tập trung diện tích đất lớn. Mặc dù vậy nhưng với những điều kiện thuận lợi của xã có được thì sự phát triển mạnh mẽ của mô hình này là một điều có thể dự báo được và đây sẽ là mô hình quan trọng của xã trong những năm tới. Góp phần tăng giá trị kinh tế cho địa phương cũng như giải quyết việc làm cho người lao động, năng cao thu nhập cho người nông dân.

- Mô hình 4: là dạng mô hình chuyên chăn nuôi với quy mô hàng hoá khá lớn như chăn nuôi lợn siêu nạc, gà thương phẩm, gà siêu trứng….là loại mô hình đòi hỏi đầu tư lớn, yêu cầu trình độ kỹ thuật rất cao chính vì thế chỉ có một số ít các hộ đáp ứng được yêu cầu này. Do vậy mô hình này vẫn còn rất ít tại địa phương, tuy nhiên với hiệu quả kinh tế rất cao mà nó mang lại thì chắc chắn những năm tới đây sẽ là một mô hình sản xuất khá phổ biến mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương cũng như bà con nông dân.

- Mô hình 5: là dạng mô hình chuyên sản xuất lúa màu, cây giống, cây ăn quả. Đây là dạnh mô hình sản xuất phổ biến tại xã vì có điều kiện thuận lợi là tận dụng đuợc các loại đất khác nhau để bố trí các hướng sản xuất khác nhau, bên cạnh đó yêu cầu về vốn cũng không quá lớn. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế từ mô hình này mang lại không cao, trình độ chuyên môn hoá thấp chính vì thế mà diện tích của mô hình sản xuất này đang có xu hướng ngày một giảm đi để thay vào đó là các mô hình sản xuất khác có hiêụ quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 45 - 47)