Cơ cấu diên tích các dạng mô hình sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 47 - 52)

II. Các chỉ tiêu bình quân Triệu đồng

4.1.1.1.Cơ cấu diên tích các dạng mô hình sử dụng đất nông nghiệp

Để xem mức độ phát triển của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã trong những năm qua, chúng ta xem xét cơ cấu diện tích của các dạng mô hình trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã, được thể hiện qua biểu 6.

Về dạng mô hình 1 có thể thấy nó chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2006 chiếm tới 54,62% với diện tích 136,20

ha, có thể nói đây là mô hình sản xuất phổ biến của Trâu Quỳ. Tuy nhiên trong nhưng năm qua cơ cấu diện tích của mô hình này không ngừng giảm đi cụ thể trong 3 năm qua tốc độ giảm bình quân về cơ cấu diện là 1,82 %. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụt giảm về diện tích này là do đất phục vụ cho các mục đích khác như xây dựng, chuyển sang đất ở…Một nguyên nhân quan trọng khác là do mô hình sản xuất này có hiệu quả thấp, chính vì thế trong những năm qua các hộ nông dân đã chuyển sang các dạng mô hình sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên đặc điểm về đất đai các dạng mô hình sản xuất nhỏ lẻ, điều này gây khó khăn cho quá trình chuyển đổi nên dẫn tới tốc độ giảm trong những năm qua vẫn còn diễn ra chậm.

Còn mô hình 2 là dạng mô hình sản xuất kết hợp VAC. Đây là dạng mô hình có hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn như quá trình sản xuất phức tạp hơn, do vậy nó vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp của xã, năm 2006 mới chỉ chiếm 2,69 % với diện tích 6,71 ha. Trong những năm gằn đây, diện tích của mô hình sản xuất này có tăng nhưng không đáng kể, chủ yếu là do các mô hình cũ mở rộng quy mô diện tích còn việc xây dựng các mô hình mới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng bình quân về diện tích trong 3 năm qua chỉ đạt 2.00 %. Nguyên nhân chính vẫn do thiếu các nguồn lực để xây dựng mô hình cũng như các chính sách phát triển của địa phương chưa tạo được những điều kiện phát triển cho mô hình.

Mô hình 3 là dạng mô hình chuyên sản xuất cây giống, cây sinh thái, cây cảnh, cây ăn qủa. Đây là mô hình khá phổ biến và có xu huớng đang gia tăng trong những năm qua, đặc biệt là phát triển sản xuất cây giống phục vụ cho nhu cầu trồng cây ăn quả của các địa phương khác trong vùng. Năm 2006 cơ cấu diện tích của mô hình 3 chiếm 8,61 % với tổng diện tích của mô hình

hình trồng lúa, cùng với nó là các điều kiện thuận lợi của địa phương để phát triển mô hình này chính vì vậy mà hàng năm, diện tích của mô hình này có xu huớng tăng lên, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm qua đạt 3,48%. Một tốc độ tăng tương đối cao so với các mô hình khác, phản ánh được xu thế phát trỉên của địa phương đang chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt trong năm 2006 đã có tốc độ tăng lên đáng kể so với năm 2005, đạt tỷ lệ tăng 5,55% tuơng ứng với diện tích tăng 1.13 ha. Mô hình này đang hứa hẹn là một hướng đi tốt cho địa phương trong những năm tới để phát triển một ngành nông nghiệp hàng hoá, khai thác tốt tiềm năng đất đai của địa phương.

Mô hình 4 là mô hình chuyên chăn nuôi. Đây là một mô hình cho hiệu quả kinh tế rất cao tuy nhiên đòi hỏi về mọi mặt của mô hình này rất lớn, từ đầu tư cơ sơ hạ tầng ban đầu cho tới khâu chăm sóc trong quá trình tiến hành sản xuất chính vì thế mô hình này vẫn còn rất ít tại địa phương. Trong năm 2006 diện tích của quy mô này chỉ chiếm 2,3 % tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương tương ứng với diện tích 5,74 ha, một tỷ lệ còn khá khiêm tốn so với tiềm năng rất lớn của địa phương cũng như hiệu quả của mô hình đem lại. Tuy nhiên trong những năm qua diện tích của mô hình này đều tăng lên mặc dù với tốc độ còn rất chậm, bình quân trong 3 năm qua chỉ đạt 4,66 % nhưng nó cũng cho thấy khả năng phát triển mô hình này để năng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.

Mô hình cuối cùng là mô hình 5, đây là dạng mô hình vừa trồng lúa màu vừa trồng cây ăn quả và phát triển cây giống, với những điều kiện cụ thể của đất đâi mà hộ chọn bố trí sản xuất theo những thế mạnh của nó. Đây là một mô hình tương đối phổ biến của địa phương. Năm 2006 diện tích của nó chiếm 31,78 ha, tương ứng với 79,24 ha tổng số diện tích nông nghiệp của địa phương. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế không cao với trình độ chuyên môn hoá không cao, chính vì thế mà diện tích của mô hình sản xuất này càng

giảm đi, tốc độ giảm bình quân trong 3 năm qua là 1,82%. Để nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì trong những năm tới diện tích của mô hình sản xuất này phải chuyển đổi nhanh sang các dạng mô hình sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, năng cao thu nhâp cho bà con nông đân.

Qua cơ cấu diện tích các mô hình sử dụng đất nông nghiệp tại các địa phương chúng ta thấy việc sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, chưa phát huy được hiệu quả về đất đai cũng như những thế mạnh của địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 47 - 52)