Tình hình dân số và lao động của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 30 - 33)

Trâu Quỳ là một xã có dân số khá đông, với tổng số nhân khẩu hơn 7000 người và đều có sự tăng lên qua các năm. Năm 2005 tổng số nhân khẩu của xã là 7181 người so với 7060 người của năm 2004 (mức tăng 1,71%), còn năm 2006 tổng số nhân khẩu của xã là 7311 người (mức tăng 1,81%). Mức tăng dân số bình quân trong 3 năm qua là 1,67%. Như vậy tốc độ tăng dân số là tương đối ổn định và tỷ lệ tăng này là tương đối hợp lý (được thể hiện qua bảng 2).

Trong 3 năm qua, xét cơ cấu về số nhân khẩu của xã ta có thể thấy được số nhân khẩu làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao so với số khẩu phi nông nghiệp. Cụ thể trong năm 2006 số nhân khẩu làm trong ngành nông nghiệp là 4476 người chiếm 61,10%,còn số khẩu phi nông nghiệp là 2844 người chiếm 38,90% tổng số nhân khẩu. Cùng với việc gia tăng dân số qua các năm làm cho số nhân khẩu trong ngành nông nghiệp cũng như số nhân khẩu trong ngành phi nông nghiệp đều tăng lên. Tuy nhiên mức tăng dân số trong ngành nông nghiệp đang có xu hướng chậm hơn so với mức gia tăng dân số trong các ngành phi nông nghiệp. Đây là một tỷ lệ tăng phản ánh đúng xu thế phát triển chung của đất nước, quá trình CNH- HĐH đang diễn ra mạnh mẽ và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

Nguồn lao động của địa phương tương đối dồi dào. Năm 2005 có 2974 lao động , năm 2004 có 2896 lao động, như vậy so với năm 2004 thì năm 2005

số lao động đã tăng lên 78 lao động tương ứng với tỷ lệ 2,96%. Trong đó lao động trong ngành nông nghiệp năm 2004 là 1862 lao động còn năm 2005 là 2888 lao động, như vậy đã tăng lên 28 người tương ứng với tỷ lệ tăng 1,40%. Trong năm 2006 ta có thể thấy được tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp tăng ít hơn so với tỷ lệ tăng của lao động nông nghiệp ( 0,16% so với 1,58%). Điều này chứng tỏ lao động tại địa phương đang chuyển dần sang các ngành nghề khác cho thu nhập cao hơn. Cùng với việc gia tăng dân số, số lượng lao động tại địa phương cũng tăng nhanh, tạo áp lực rất lớn về việc làm cho địa phương, lao động dư thừa của địa phương ngày một nhiều hơn. Điều này chỉ có thể được giải quyết khi địa phương phải kìm hãm được tỷ lệ gia tăng dân số cũng như khuyến khích thâm canh tăng vụ, tìm ra mô hình sản xuất hợp lý cũng như mở rộng ngành nghề sản xuất để tăng nhanh quá trình chuuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Các chỉ tiêu bình quân về nhân khẩu trên một hộ tại địa phương ngày một giảm chứng tỏ địa phương đã quan tâm tới vấn đề kế hoạch hoá gia đình cũng như các biện pháp thực hiện của địa phương đã phát huy được hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 30 - 33)