Tiềm năng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 91 - 93)

II. Các chỉ tiêu bình quân Triệu đồng

4.2.2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hộ

Trâu Quỳ hiện nay có tốc độ phát triển cũng như tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, đặc biệt khi Trâu Quỳ đã trở thành một thị trấn, là một trung tâm phát triển của huyện Gia Lâm.

Trước tiên là mặt tích cực của nó, nhu cầu tiêu thụ nông sản sản phẩm ngày một gia tăng, đặc biệt là những nông sản phẩm cao cấp, đảm bảo chất lượng an toàn như hoa quả, rau sạch, thịt, trứng sữa...Điều đó đòi hỏi phải có

một nền sản xuất hàng hoá theo hướng đa dạng hoá sản phẩm phát triển mạnh trong tương lai. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống nông nghiệp cũng như các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả cao. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó đặt ra cũng không ít thách thức cho sự phát triển nông nghiệp của Trâu Quỳ. Khi đã là trung tâm phát triển của huyện Gia Lâm, cùng với qua trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, các cơ quan đóng trên địa bàn sẽ nhiều hơn, các dịch vụ cũng sẽ phát triển hơn, lúc đó đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp sẽ ngày một ít đi. Tại các khu như Chính Trung, Cửu Việt, khu vực xung quanh trường ĐHNN đất đai sẽ được ưu tiên để phát triển, quy hoạch đô thị, do vậy mà phải có các biện pháp tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng hoá cho các khu vực khác như An Đào, An Phú, Kiên Thành...

Điều kiện về cơ sở hạ tầng của địa phương cũng đang từng bước được nâng cấp và hoàn thiện dần như giao thông, lưới điện, các dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nói chung cơ sở hạ tầng của địa phương đã đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất cũng như khâu tiêu thụ nông sản phẩm của địa phương.

Tiềm năng về lao động: Lao động nông nghiệp của địa phương chiếm trên 60% tổng số lao động của toàn xã. Sử dụng nguồn lao động hợp lý và có hiệu quả là vấn đề hết sức phức tạp vì lao động nông nghiệp mang tính thời vụ, lại có thể sử dụng ở mọi trình độ, lứa tuổi. Tiềm năng lao động của Trâu Quỳ là rất lớn, nhất là những lúc nông nhàn. Mặt khác trên địa bàn xã không có ngành nghề truyền thống nên lao dộng dư thừa là rất lớn. Vì vậy khai thác tiềm năng lao động trên cơ sở mở rộng các loại hình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cơ cấu trồng, vật nuôi, đặc biệt là tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa

phương là những việc làm thiết thực nhằm nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho nhân dân trong xã.

Điều kiện thuận lợi của xã Trâu Quỳ là có nhiều cơ quan nghiên cứu lớn đóng trên địa bàn như Trường ĐHNNI, Viện Rau quả TW, Viện Kinh tế, đã tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung và những biến đổi trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ làm cho sản xuất phát triển theo. Sản phẩm khoa học và công nghệ là máy móc từ đơn giản đến phức tạp, các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh lớn, Trâu Quỳ có điều kiện tiếp cận với các thiết bị công nghệ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất cây trồng vật nuôi, giảm nhẹ lao động, nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác các sản phẩm nông nghiệp nếu được áp dụng công nghệ chế biến sẽ làm tăng giá trị hàng hoá lên rất nhiều. Qua đây chúng ta có thể thấy được tiềm năng phát triển nông nghiệp của Trâu Quỳ là rất lớn. Trong những năm tới Trâu Quỳ sẽ có những mô hình sản xuất hàng hoá có quy mô lớn cũng như có hệ thống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống người nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 91 - 93)