Hiệu quả kinh tế của mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 56 - 73)

II. Các chỉ tiêu bình quân Triệu đồng

4.1.2.1.Hiệu quả kinh tế của mô hình

Đây là mô hình sản xuất phổ biến chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương, tuy nhiên qua biểu 8 ta thấy được hiện nay đất canh tác vẫn chủ yếu chỉ trồng 2 vụ, chiếm tới 54,18% tổng diện tích đất canh tác. Phần lớn các hộ đã bỏ trồng cây vụ đông để chuyển sang làm các công việc khác. Chính vì thế mà hiệu quả đạt được trên 1 ha tương đối thấp, nếu tính theo công thức 1 thì chỉ đạt 19,53 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp của mô hình đạt 26,18260 triệu đồng/ ha. Tuy nhiên do nông dân hộ thực hiện tốt

phí và hiệu quả trên 1 công lao động là khá cao. Qua biểu 8 cho thấy cây vụ đông có hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa rất nhiều đặc biệt là với các cây vụ đông có hiệu quả kinh

Bảng 8. Mức đầu tư và hiệu quả của mô hình 1 ở năm 2006 tính trên 1/ha canh tác

Chỉ tiêu DT (m2) gieo trồng

Đầu tư và KQSXKD Hiệu quả chi phí lao động

IC La* TC GO VA MI GO/TC VA/IC MI/La

Lúa xuân 10.000,0 4135,20 285,70 7450,90 15053,10 10917,90 9251,30 2,02 2,64 32,38

Lúa mùa 10.000,0 4364,30 4364,30 8204,70 13956,30 9592,00 8631,40 1,70 2,20 29,40

Cây vụ đông 4582,00 2135,70 2135,70 5428,30 11827,50 9691,80 8547,50 2,18 4,54 39,12 Tổng 24582,00 10635,20 10635,20 21083,90 40836,90 30201,70 26182,60 1,94 2,84 32,82

tế cũng như giá trị hàng hoá cao như các loại rau sạch. Các chỉ tiêu về hiệu quả của chi phí về lao đông cho ta thấy được điều đó, chính vì thế cần có những biện pháp để tăng diện tích cây trồng vụ đông của địa phương trong những năm tới nhằm phát huy hiệu quả tối đa của đất đai. Có thể nói với chủ truơng xây dựng cánh đồng 50 triệu / ha thì mô hình này khó có thể đạt được mặc dù các chỉ tiêu hiệu quả là tương đối cao tuy nhiên do tổng doanh thu thấp nên khó có thể đạt được, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi cây trồng vụ đông đang ngày càng bị các hộ nông dân bỏ làm. Mô hình này tại địa phương hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ, phục vụ cho nhu cầu của gia đình là chính, còn sản xuất hàng hoá chủ yếu vẫn chỉ có một số cây trồng vụ đông. Điều này không những chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình mà còn làm cho số lao động tại địa phương dư thừa đặc biệt trong nhưng lúc nông nhàn. Chính vì thế mà tăng diện tích cây trồng vụ đông cũng như chuyển đổi sang các dạng mô hình sản xuất khác vẫn là hướng đi thiết thực nhất của địa phương trong những năm tới. Với những diện tích trồng lúa khó chuyển đổi sang các loại cây trồng khác thì hiện nay xã có thể chuyển đổi sang trồng lúa giống. Đây cũng là một hướng phát triển có hiệu quả cao vì lúa giống mang giá trị hàng hoá cao, giá thị trường gấp 2 lần giá trị thóc thịt.

4.1.2.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình 2

Đây là mô hình phát triển theo kiểu trang trại do vậy nó có hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình này không chỉ tại địa phương mà đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích trên khắp các địa bàn toàn quốc. Với mô hình này các chủ trang trại có thể tận dụng được tất cả các nguồn lực của mình để phục vụ sản xuất, các hướng sản xuất được hỗ trợ cho nhau cùng phát triển chính vì vậy hiệu quả kinh tế là khá cao. Qua biểu 9 cho thấy giá trị sản xuất của mô hình này/1 ha đạt182.783 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp của mô hình đạt

98,94820 triệu đồng/ ha. Trong đó cần tập trung vào phát triển mạnh cho chăn nuôi thì

Bảng 9. Mức đầu từ và hiệu quả mô hình ở 2 năm 2006 (Tính trên 1ha)

Chỉ tiêu DT (m2) Đầu tư và KQSXKD Hiệu quả chi phí lao động

IC La* TC GO VA MI GO/TC VA/IC MI/La

Vườn cây 7925,00 20062,30 893,20 33,575,60 61412,10 41349,80 38182,60 1,83 2,06 42,73 Chăn nuôi 123,00 30065,20 786,60 40281,90 70132,30 40067,10 38927,50 1,74 1,33 49,49

Ao cá 839,00 23527,50 584,70 2853,10 51238,90 27711,40 26591,70 1,79 1,18 50,50

Tổng 10.000,00 73655,00 3534,50 102510,60 182783,30 109128,30 98948,20 1,78 1,48 43,70

hiệu quả của mô hình VAC sẽ ngày càng được nâng cao vì qua cơ cấu diện tích và giá trị thu được từ chăn nuôi ta có thể thấy được điều đó, với diện tích chỉ có 1236,00m2 mà cho tổng giá trị sản xuất đạt tới 70,13230 triệu đồng. Còn diện tích cây trồng thì phải giảm dần qua các năm, chỉ trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao cũng như các cây trồng phục vụ chăn nuôi. Nuôi trồng Thuỷ Sản hiện nay cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ dễ dàng cùng với nó là ít chịu ảnh hưởng bởi các dịch bệnh như chăn nuôi gia súc, gia cầm nên cũng cần tập trung phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình. Hiện nay các chủ trang trại cũng đưa vào sản xuất các giống vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như lợn siêu nạc, gà siêu trứng, đưa loại cá chim trắng vào nuôi trồng, chính vì thế mà hiệu quả kinh tế từ mô hình này mang lại sẽ không ngừng tăng lên. Nhìn vào các chỉ tiêu hiệu quả về chi phí cũng như lao động của mô hình ta có thể thấy thấp hơn so với mô hình 1, tuy nhiên điều này là do chi phí đầu tư cho các đầu vào trong quá trình sản xuất là khá lớn, điều này đã làm giảm các chi tiêu hiệu quả tương đối. Mặc dù chỉ tiêu GO/ TC chỉ đạt 1,78 lần và VA/IC chỉ đạt 1,48 lần nhưng với một lượng tổng chi phí cũng như chi phí trung gian bỏ ra đầu tư sản xuất là khá lớn, điều này đã làm giảm các chỉ tiêu hiệu quả tương đối. Mặc dù chỉ tiêu GO/ TC chỉ đạt 1,78 lần và VA/ IC chỉ đạt 1,48 lần nhưng với 1 lượng tổng chi phí cũng như chi phí trung gian bỏ ra đầu tư sản xuất là rất lớn nên giá trị thu được cũng là rất lớn. Tuy nhiên cũng chính vì chi phí đầu tư cho việc phát triển mô hình sản xuất này là quá lớn dẫn tới việc đưa mô hình này vào phổ biến sản xuất là rất khó khăn, chỉ có những hộ có điều kiện về kinh tế cũng như có kinh nghiệm trong sản xúât nông nghiệp mới đáp ứng đựơc cho sự phát triển của mô hình này. Hiệu quả lao động trong mô hình cũng rất cao, đạt 43,70 nghìn đồng / ngày/ người, cao nhất là chăn nuôi đạt 49,49 nghìn/ ngày/ người.

nông dân. Chính vì vậy việc phát triển mô hình này sẽ giúp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên thách thức rất lớn đối với sự phát triện rộng rãi của mô hình này chính là vấn đề về vốn đầu tư ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, cùng với nó là vấn đề trình độ quản lý, kỹ thuật của các chủ hộ đòi hỏi cao, phải có sự tập trung diện tích đất lớn mới có thể xây dựng và phát triển được mô hình này.

4.1.2.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình 3

Đây cũng là mô hình phát triển theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn, có hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó xã cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mô hình này. Qua biểu 10 cho ta thấy giá trị gia tăng (VA) của mô hình này trên 1 ha trong năm 2006 đạt 63266,56 triệu đồng và thu nhập hỗn hợp đạt 53,34935 triệu đồng trên ha. Trong đó phát triển cây sinh thái và cây giống là hai hướng đi cho hiệu quả kinh tế khá cao, sử dụng hết ít diện tích đất. Cây sinh thái chỉ sử dụng hết 1857,00 m2 nhưng cho doanh thu đạt hơn 45 triệu đồng, còn cây giống có diện tích là 2356 m2 lên tới 51,02179 triệu đồng. Tuy nhiên việc phát triển theo 2 hướng này đòi hỏi phải tốn nhiều công sức lao động cũng như đòi hỏi phải có trình độ nhất định thì mới có thể làm được. Đặc biệt, cây sinh thái cây cảnh hiện nay có giá trị kinh tế rất cao và nhu cầu của thị trường là rất lớn, chính vì thế mà hướng đầu tư phát triển sản xuất các loại cây này là hướng đi rất khả quan, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho các chủ trang trại. Nhìn vào các chỉ tiêu hiệu quả của chi phí và lao động ta thấy chúng cũng rất thấp do chi phí đầu tư cho sản xuất khá lớn nên đã làm giảm các chỉ tiêu hiệu quả tương đối lớn, mặc dù chỉ tiêu GO/TC chỉ đạt 1,37lần còn VA/TC chỉ đạt 0,69 lần nhưng do tổng chi phí bỏ ra đầu tư tương đối lớn nên kết quả thu được tuyệt đối là rất cao, vẫn đảm bảo được thu nhập cao cho người nông dân. Qua giá trị thu được của lao động ta thấy mô hình này khá hiệu quả đạt 42,30 nghìn/ ngày/ người, trong đó cao nhất phải kể đến cây sinh thái đạt 44,12 nghin/ ngày/ người, cao hơn rất nhiều

so với trồng lúa hay rau màu, chính vì thế mà việc phát triển mô hình sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cho địa phương cũng như tăng thu nhập cho người lao động..

Bảng 10. Mức đầu từ và hiệu quả mô hình ở 3 năm 2006 (Tính trên 1ha)

ĐVT: 1000đ, La8: ngày, người

Chỉ tiêu DT (m2) Đầu tư và KQSXKD Hiệu quả chi phí lao động

IC La* TC GO VA MI GO/TC VA/IC MI/La

Cây sinh thái 1857,00 28537,23 316,50 45968,74 45271,91 16734,68 13972,62 1,26 0,59 44,12 Cây ăn quả 5787,00 32419,82 546,10 40163,24 58342,48 25922,66 22415,58 1,45 0,80 41,05 Cây giống 2356,00 30412,57 398,80 36641,23 51021,79 20609,22 16961,15 1,39 0,68 42353 Tổng 1.000,00 91369,62 1261,10 112773,21 154636,18 63266,56 53349,35 1,37 0,69 42,3

Cũng như mô hình 2, mô hình này trong quá trình phát triển cũng gặp không ít thách thức đó là vấn đề về vốn đầu tư lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, diện tích phải tập trung lớn nên việc phát triển rộng rãi mô hình này theo quy mô lớn là rất khó khăn.

4.1.2.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nước ta trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngành trồng trọt đang chiếm một tỷ trọng khá lớn, ngành chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ, Trâu quỳ cũng không nằm ngoài đặc điểm chung đó của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trâu Quỳ nói riêng và nước ta nói chung đang có xu hướng phát triển tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực tế tỷ trọng ngành chăn nuôi đã không ngừng gia tăng trong những năm qua, đến năm 2006 tỷ trọng của ngành chăn nuôi Trâu Quỳ đã đạt 6,10 tỷ đồng chiếm 44,51 % cơ cấu kinh tế của nông nghiệp địa phưong. Hiện nay mô hình chăn nuôi quy mô sản xuất hàng hoá lớn đang có xu hướng phát triển mạnh tại Trâu Quỳ và đang dần trở thành mô hình kinh tế chủ đạo cho thu nhập cao tại địa phương. Để có thể thấy được hiệu quả của mô hình này chúng ta phân tích các số liệu cụ thể ở biểu 11.

Qua đây ta thấy mô hình 4 là mô hình sản xuất có quy mô hàng hoá lớn, điều này có thể thấy rõ qua số chi phí phải đầu tư cũng như giá trị thu được trong quá trình sản xuất. Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha của mô hình này trong quá trình sản xuất lên tới 7013,13 triệu đồng,trong đó chi phí trung gian IC là 6304,56 triệu đồng và chi phí lao động chiếm tới 294,89 triệu đồng. đây là một chi phí đầu tư rất lớn đòi hỏi các hộ phải có khả năng cũng như các cấp phải có sự hỗ trợ về vốn do các hộ sản xuất. Cùng với nó là doanh thu của dạng mô hình này cũng rất lớn, cụ thể trong năm 2006 tổng giá trị sản xuất của mô hình đạt 7970,81 triệu đồng/ ha. Như vậy lợi nhuận của mô hình này

đạt đựơc trên ha trong 1 năm là 957,68 triệu đồng. Có thể nói đây là một kết quả rất cao, tuy nhiên tại địa phương chưa thể có hộ nào có được một mô hình

Bảng 11. Mức đầu từ và hiệu quả mô hình ở 4 năm 2006 (Tính trên 1ha)

ĐVT: 1000đ, La8: ngày, người

Chỉ tiêu DT (m2) Đầu tư và KQSXKD Hiệu quả chi phí lao động

IC La* TC GO VA MI GO/TC VA/IC MI/La

Nuôi lợn thịt 1475,00 1635,84 8849,50 2057,61 2356,27 520,43 486,31 1,05 0,32 0,055 Nuôi lợn nái 1552,00 1654,15 6715,60 1826,47 2036,35 382,20 354,15 1,11 0,23 0,053 Nuôi gia cầm thịt 1521,00 1517,73 5987,20 1624,43 1856,83 339,10 311,28 1,10 0,22 0,052 Nuôi gia cầm chứng 1267,00 1496,84 4020,30 1564,62 1721,36 224,52 206,93 1,0 0,15 0,051 Dtct Cho CN 4288,00 Tổng 10.000,00 6304,56 25572,60 7013,13 7970,81 1666,25 1083,67 1,14 0,26 0,053

lớn đến như vậy vì điều kiện đầu tư quá lớn cũng như đòi hỏi về lao động, trình độ quản lý khá cao, hộ khó đáp ứng những điều kiện này. Trung bình hiện nay các mô hình chăn nuôi trong xã chỉ có quy mô diện tích vào khoảng 0,15- 0,22 ha. Mô hình cho hiệu quả kinh tế rất cao tuy nhiên do có chi phí đầu tư quá lớn nên xét đến các chi tiêu hiệu quả tương đối về chi phí đầu tư cũng như lao động chúng ta thấy rất thấp. Chỉ tiêu GO/ TC chỉ đạt 1,14 lần, tuy nhiên do mức đầu tư cho chi phí trung gian và lao động là rất lớn nên giá trị tuyệt đối trên 1 ha là rất lớn. Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp là rất cao, có thể nói là cao nhất trong các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, giá trị này trong năm 2006 đạt 53 nghin/ ngày/ người. đây là một giá trị rất cao đối với những người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập cũng như giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn/

Qua cơ cấu tổ chức sản xuất của trang trại ta thấy nuôi lợn thịt siêu nạc là cho lợi nhuận cao nhất: đạt 298,66 triệu đồng với diện tích sử dụng trong trang trại là 1457,00m², các chỉ tiêu tương đối về hiệu quả gồm GO/TC và VA/IC có thể thấy thấp nhưng số tuyệt đối về kết quả thu được lại rất cao do chi phí đầu tư cũng như giá trị thu được là rất lớn. chỉ tiêu MI/La của lợn thịt siêu nạc là rất cao so với các loại cây trồng cũng như vật nuôi khác, trong năm 2006 giá trị này đạt 55 nghìn/ngày/người chứng tỏ chăn nuôi lợn siêu nạc là rất có hiệu quả. Việc chăn nuôi lợn bao gồm cả lợn siêu nạc cũng như lợn nái thường có hiệu quả kinh tế cao hơn và ổn định hơn do ít chịu các loại dịch bệnh như cúm gia cầm. Như chúng ta đã biết dịch cúm gia cầm H5N1 trong những năm vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta, mặc dù Trâu Quỳ không bị dịch bệnh tàn phá nhưng cũng làm ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý của người sản xuất cũng như người tiêu dùng các sản phẩm từ gia cầm. Tuy nhiên trong trang trại phải có sự đa dạng hoá sản xuất nhằm tránh được những rủi ro của thị trường cũng như những biến động

khác do vậy mà công tác thú y phải được chú trọng và quan tâm hơn nhằm đảm bảo cho sản xuất được ổn định. Đây có thể nói là một mô hình phù hợp với địa phương không chỉ bởi hiệu quả kinh tế rất cao mà nó mang lại mà diện tích đất sử dụng không đòi hỏi phải lớn như mô hình 2 và 3, phù hợp trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng khan hiếm như hiện nay. Tuy nhiên việc xây dựng và phát triển mô hình này đòi hỏi trình độ quản lý, kỹ thuật của chủ

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 56 - 73)