Mô hình VAC

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 77 - 82)

II. Các chỉ tiêu bình quân Triệu đồng

4.1.3.2. Mô hình VAC

Mô hình VAC được coi là điển hình của xã hiẹn nay, là mô hình của hộ Trần Thị Kim Tuyển ở thôn Cửu Việt. Đây chính là mô hình được bà Tuyển đấu thầu từ đất của HTX mà thực chất là mô hình thí điểm về sử dụng đất cho thu nhập cao của khoa KT & PTNT, Trường ĐHNNI phối hợp với UBND xã Trâu Quỳ vào năm 2004 do TS.Quyền Đình Hà chủ trì.

* Quy mô của mô hình: Đây là một trang trại sản xuất theo mô hình khép kín có đất trồng cây ăn quă, cây giống, chăn nuôi lợn, nên trong giai đoạn đầu đất được bố trí ưu tiên cho vườn ươm cây giống,cây ăn quả với diện tích chiếm 55.80% tổng diện tích của trang trại, ứng với 10505 ha. Đất dành cho đào ao thả cá cũng chiếm một tỷ trọng khá cao, chiếm tới 41.06% diện tích của trang trại.Trong những năm đầu trang trại đang chủ trương

kiến thiết, lấy ngắn nuôi dài nên đất dành cho nuôi lợn còn ít vì chi phí cho chăn nuôi lợn khá tốn kém cũng như chi phí xây dựng chuồng trại lớn, do

Biểu 14: Cơ cấu diện tích của mô hình

Diễn giải Diện tích (m2-) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 27.000 100.00

Diện tích ao nuôi cá 11.090 41.06

Diện tích nhà quản lý 20 0.07

Diện tích nhà chăn nuôi 300 1.11

Diện tích sân phơi và thu sản phẩm 100 0.37

Diện tích đường đi bộ 420 0.55

Diện tích vườn cây ăn quả, và cây giống 15.057 55.80

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ

vậy diện tích ban đầu chỉ là 0,03 ha chiếm 1.11% tổng diện tíchcủa trang trại, trong những năm tới diện tích này sẽđược tăng lên để tăng giá trị sản xuất cho trang trại.

* Hiệu quả kinh tế của mô hình

Hiện nay trang trại vẫn đang trong giai đoạn kiến thiết nên kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại vẫn chưa cao. Số liệu cụ thể được biểu hiện qua biểu 15:

Qua đây ta có thể thấy được giá trị sản xuất của trang trại trong năm 2006là khá thấp chỉ đạt 280,60 triệu đồng. Tuy nhiên so với gía trị của khu đất trước khi xây dựng mô hình thì giá trị này cũng đã gấp 10 lần, chứng tỏ mô hình trang trại là rất có hiệu quả. Hiện nay doanh thu của trang trại chủ yếu là chăn nuôi và sản xuất cây giống, còn cây ăn quả cho thu hoạch còn ít, trong khi đó trăn nuôi lại chưa chiếm tỷ lệ cao về cơ cấu diện tích của trang trại dẫn tới doanh thu của trang trại thấp như vây.Trong tổng thu của trang trại năm 2006 thì doanh thu của chăn nuôi là 230,30 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,07%. Trang trại đang được định hình dần và sẽ đi vào sản xuất ổn định trong những năm tới. Trong những năm đầu chi phí của trang trại còn khá lớn,

chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng cho trang trại, đầu tư cây con giống cho quá trình sản xuất của trang trại. Năm 2006 tổng chi phí đầu tư cho trang trại hết 199,81 triệu đồng, chiếm tới tỷ lệ 83,18%. Có thể nói chi phí đầu tư cho chăn nuôi là rất lớn, chính vì vậy trong quá trình sản xuất trang trại sẽ tích luỹ và mở rộng quy mô chăn nuôi dần qua từng năm, đặc biệt là chăn nuôi lợn hướng nạc để nâng cao hiệu quả kinh tế cho trang trại. Lợi nhuận trong năm 2006 của trang trại đạt được là 40,39 triệu đồng. Chắc chắn cùng với kết quả thu được của cây ăn quả trong những năm tới ngày càng tăng và chăn nuôi càng phát triển thì hiệu quả kinh tế của trang trại sẽ là rất cao khi trang trại đã đi vào sản xuất ổn định. Qua các chỉ tiêu hiệu quả tương đối ta cũng có thể thấy được là kết quả của trang trại là khá cao, đặc biệt là chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên lao động đã tăng rõ rệt so với sản xuất lúa màu trên diện tích này. Điều này càng khẳng định chủ trương phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo kiểu trang trại quy mô hàng hoá lớn là một chủ trương rất đúng đắn, phù hợp.

Trang trại phát triển không những có hiệu qủa kinh tế rõ rệt mà điều quan trọng đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 – 12 lao động với mức thu nhập trung bình 700.000 đồng/1 tháng, giải quyết được phần nào cho nhu cầu việc làm cho người lao động địa phương. Mô hình đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Mặt khác từ sự thành công của mô hình thí điểm này mà trong những năm qua xã đã có những kinh nghiệm trong việc quy hoạch đất đai, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển nhượng đất đai để từng bước tập trung đất đai vào người kinh doanh nông nghiệp giỏi để phát triển các mô hình trang trại có hiệu quả kinh tế cao. Nhưng qua đây chúng ta cũng có thể thấy được diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho mô hình này là rất lớn. Đây là một yếu tố cản trở

rất lớn cho quá trình nhân rộng mô hình tại địa phương trong điều kiện đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp như hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (Trang 77 - 82)