- Kinh tế Việt Nam thế giới 2004
3. Một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
3.1.6. Giải pháp về nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp rất quan trọng để phát triển xuất khẩu cao su một cách có hiệu quả và bền vững, đây là một trong những giải pháp có tính chiến l−ợc lâu dài. Để phát triển nguồn nhân lực cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ rằng đây không phải chỉ là công việc của Nhà n−ớc mà phải là công việc của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất, chế biến cao su. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm nhiều cấp độ, trình độ và với những lĩnh vực cũng nh− các yêu cầu cụ thể khác nhau. Tr−ớc mắt, để giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tế, chúng tôi cho rằng cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cao su theo h−ớng sau:
- Gia tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực là công nhân trồng trọt, đào tạo công nhân khai thác mủ cao su thông qua các ch−ơng trình khuyến nông. Ch−ơng
trình này cần triển khai rộng rãi đến các hộ tiểu điền để thông qua đó mà năng cao năng suất của toàn bộ ngành cao su. Các hoạt động khuyến nông cần đ−a vào ch−ơng trình hỗ trợ vùng để tránh bị vi phạm nguyên tắc hỗ trợ nông nghiệp theo quy định của WTO.
- Nhà n−ớc hỗ trợ một phần kinh phí cùng với các doanh nghiệp để đào tạo công nhân chế biến mủ cao su, công nhân chế biến đồ gỗ và công nhân trong các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cao su. Đội ngũ công nhân này phải đ−ợc đào tạo và đào tạo lại về các kỹ năng chuyên môn, thực sự là đội ngũ công nhân lành nghề nhằm nâng cao năng suất và chất l−ợng sản phẩm.
- Đào tạo để nâng cao tính chuyên nghiệp của đôi ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời, cần đào tạo và có chính sách, giải pháp để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi (kể cả trong và ngoài n−ớc) nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu ứng dụng phát triển sản phẩm, sớm th−ơng mại hoá đ−ợc sản phẩm trên thị tr−ờng thế giới và trong n−ớc.