- Kinh tế Việt Nam thế giới 2004
9 Số liệu của Tổng Công ty cao su Việt Nam
Trong cả n−ớc có 3 doanh nghiệp Nhà n−ớc lớn sản xuất các sản phẩm từ cao su là Công ty cao su Sao vàng, Công ty cao su miền Nam và Công ty cao su Đà Nẵng. Hai công ty cao su bao gồm Công ty cao su miền Nam và Công ty cao su Đà Nẵng thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam.
Trong năm 2004, Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, đơn vị chủ lực của ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su, đã sản xuất đ−ợc 1,234 triệu lốp xe ô tô, chiếm 55% thị phần trong n−ớc; 6,686 triệu lốp và 13,995 triệu chiếc săm xe máy, chiếm 80% thị phần trong n−ớc; 16,279 triệu chiếc lốp và 20,256 triệu chiếc săm xe đạp, chiếm 90% thị phần trong n−ớc. Sản phẩm săm lốp xe đạp hiện đã xuất khẩu sang thị tr−ờng Đông Âu, nh−ng cũng chỉ mới tập trung ở loại lốp xe đạp địa hình. Ngoài ra còn sản xuất nhiều sản phẩm cao su khác cung cấp cho thi tr−ờng nh− lốp máy bay, ống cao su, găng tay cao su...10
Để sản phẩm cao su Việt Nam tiếp tục nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trong n−ớc, tiến tới cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu và chuẩn bị cho xuất khẩu, Tổng công ty Hoá chất đang thực hiện các giải pháp về đổi mới công nghệ, theo h−ớng nhập đồng bộ công nghệ cao kết hợp với việc mới các chuyên gia kỹ thuật n−ớc ngoài trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật.
Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất săm lốp xe liên doanh với các doanh nghiệp n−ớc ngoài đã đ−ợc xây dựng ở Việt Nam. Do đó, l−ợng cao su tiêu thụ nội địa có xu h−ớng tăng. Tuy nhiên, cao su tự nhiên của Việt Nam vẫn chủ yếu nhằm phục vụ xuất khẩu. Ngoài sản xuất trong n−ớc, Việt Nam còn nhập cao su của Cămpuchia để tái xuất, đặc biệt trong những năm gần đây thị tr−ờng Trung Quốc có nhu cầu lớn nên Việt Nam đã nhập một l−ợng lớn mủ cao su của Cămpuchia để tái xuất sang Trung Quốc.
* Mạng l−ới tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa:
Để phục vụ cho sản xuất trong n−ớc cũng nh− cho xuất khẩu, sau khi khai thác, ng−ời trồng cao su có thể bán mủ cao su cho các đối tác sau:
- Bán cho nhà máy của GERUCO
- Bán cho nhà máy chế biến cao su của tỉnh
- Bán cho nhà máy chế biến cao su t− nhân nhỏ, (sản xuất mủ tờ xông khói)
10
- Bán cho ng−ời trung gian, chủ yếu là loại mủ cốc hoặc mủ đã rút chân không (xuất khẩu cho Trung Quốc)
Mặc dù có sự cạnh tranh giữa các bên mua, nh−ng việc lựa chọn bên mua chủ yếu là dựa vào khoảng cách vận chuyển đến nhà máy
Mô hình hoá kênh tiêu thụ
Việc xây dựng các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đã tăng lên trong những năm gần đây. Điều đó cũng có nghĩa là một phần sản l−ợng mủ cao su cũng đ−ợc sử dụng nhiều hơn tại thị tr−ờng trong n−ớc để làm nguyên liệu cho các nhà máy này. Mặc dù thị phần cao su nguyên liệu thô ở thị tr−ờng trong n−ớc còn khiêm tốn so với thị tr−ờng xuất khẩu, nh−ng nếu các công ty đ−ợc đầu t− thích đáng hơn nữa thì tỷ trọng xuất khẩu cao su nguyên liệu thô sẽ giảm xuống do các sản phẩm của công nghiệp chế biến cao su phát triển và có khả năng xuất khẩu đ−ợc. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cao su, tác động về mặt môi tr−ờng của các nhà máy và cơ sở sản xuất này cũng cần đ−ợc đặc biệt chú ý xử lý.
1. 2. Thực trạng xuất khẩu
* Khối l−ợng, kim ngạch xuất khẩu và thị tr−ờng xuất khẩu:
Về l−ợng xuất khẩu: xuất khẩu cao su của Việt Nam đã tăng từ 194,2 ngàn tấn năm 1997 lên 494.600 ngàn tấn năm 2004. Xuất khẩu cao su đạt đỉnh cao trong năm 2001 với l−ợng xuất khẩu đạt 522,8 ngàn tấn nh−ng lại giảm xuống trong 2 năm tiếp theo và tăng trở lại ở mức 494.600 ngàn tấn trong năm 2004. Năm 1999, xuất khẩu cao su của Việt Nam chiếm 5,7 % trong tổng xuất khẩu cao su tự nhiên thế giới. Đến năm 2003, thị phần của Việt Nam đã tăng lên tới 7,5 % và năm 2004 là 8,3%. Người sản xuất (tiểu điền; nụng trường Thu gom Thị trường xuất khẩu Doanh nghiệp chế biến Thị trường trong nước
Về kim ngạch xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng giảm thất th−ờng do giá cao su trên thị tr−ờng thế giới có nhiều biến động. Năm 2001, l−ợng xuất khẩu đạt trên 522 ngàn tấn nh−ng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 165 triệu USD. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, giá xuất khẩu cao su tự nhiên đã có xu h−ớng hồi phục và kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt gần 578 triệu USD, tăng 53,2% so với năm tr−ớc.
Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam Năm L−ợng xuất
khẩu (tấn)
% thay đổi KNXK (1000 USD)
% thay đổi Giá XK bình quân (USD/tấn) 1997 194196 - 190541 - 981 1998 191034 98,37 127471 66,8 667 1999 265331 138,9 146835 114,9 553 2000 495420 186,8 156841 106,8 316,6 2001 522854 105,5 165073 105,8 315,7 2002 448645 85,5 267832 161,8 597 2003 433106 96,65 377864 141,2 872 2004 494.600 114,20 578.877 153,2 1163
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Tổng cục Hải quan năm 2005 và Kinh tế 2004-2005 Việt Nam - Thế giới.
Với tốc độ tăng tr−ởng 30,6% về kim ngạch xuất khẩu và 21,3% về l−ợng xuất khẩu trong giai đoạn 1999 - 2004 so với tốc độ tăng tr−ởng 11% và 1% của xuất khẩu cao su thế giới trong cùng giai đoạn, Việt Nam đã trở thành n−ớc đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên. Cao su là một trong những nông sản đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong số các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu, cao su đóng góp phần kim ngạch đáng kể, th−ờng đứng thứ 3 sau gạo và cà phê.
Bảng 2.3. Xuất khẩu cao su tự nhiên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam