Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu

Một phần của tài liệu đề tài: " một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của VN đến nam 2010" ppt (Trang 100 - 102)

- Kinh tế Việt Nam thế giới 2004

3. Một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam

3.1.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu

Năng suất cao su bình quân của Việt Nam so với năng suất cao su của 3 n−ớc Đông Nam á còn thấp hơn nhiều. Do vậy, ngành cao su cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng từ lĩnh vực giống, phân bón, chế độ khai thác, công nghệ chế biến sản phẩm. Tăng c−ờng khâu quản lý chất l−ợng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3769 - 2004. Nhà n−ớc cần có quy định cụ thể về việc chỉ có doanh nghiệp nào đã thông qua kiểm tra chất l−ợng sản phẩm hoặc đáp ứng đ−ợc các yêu cầu kỹ thuật mới đ−ợc gắn trên sản phẩm của mình tiêu chuẩn này, tránh tình trạng ghi tiêu chuẩn một cách bừa bãi làm giảm uy tín về chất l−ợng của cao su Việt Nam.

Hiện nay, việc nghiên cứu phát triển các loại giống cây và kỹ thuật trồng trọt và khai thác, chế biến mủ cao su thuộc về nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu cao su. Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ và quy mô của Viện chỉ giới hạn trong phạm vi của Tổng công ty cao su Việt Nam. Rõ ràng là Viện Nghiên cứu cao su không đủ tầm cỡ để giải quyết nhiều vấn đề khoa học theo yêu cầu cho phát triển ngành cao su trong thời gian tới, đặc biệt là cho việc phát triển ngành cao su theo h−ớng

đồng bộ và có sự liên kết chặt chẽ cả sản xuất, chế biến các sản phẩm từ các nguyên liệu của cây cao su. Do vậy, một mặt cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu của Viện Nghiên cứu cao su trong các lĩnh vực nghiên cứu về giống, chăm sóc, chế độ khai thác, công nghệ chế biến sản phẩm... Nghiên cứu và chuyển giao các giống mới, đặc biệt là giống lai cho năng suất cao cả mủ lẫn gỗ, chống chịu gió, bệnh. Hoàn thiện quy trình sản xuất mủ SVR 10, 20, mủ ly tâm; xây dựng quy phạm quản lý hoạt động nhà máy bao gồm các tiêu chuẩn vệ sinh môi tr−ờng, định mức tiêu hao nhiên liệu... Thực hiện thâm canh ngay từ đầu, tăng c−ờng bón phân vi sinh, phân hữu cơ, giảm bón phân khoáng. Nâng cao năng suất v−ờn cây, gia tăng c−ờng độ cạo mủ hợp lý, rút ngắn thời gian kinh doanh nhằm thay đổi giống mới một cách kịp thời cũng là biện pháp có hiệu quả để nâng cao năng suất bình quân cũng nh− tạo nguồn gỗ cao su xuất khẩu. Đồng thời, Nhà n−ớc cần nâng cấp Viện Nghiên cứu cao su thuộc Tổng công ty cao su thành Viện Nghiên cứu cao su thuộc hệ thống các Viện của Nhà n−ớc, thuộc hệ thống các Viện quốc gia để dáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của sản xuất và xuất khẩu cao su.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu chế biến ra sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị gia tăng, việc chế biến bao gồm cả gỗ cao su và mủ cao su. Với giống cao su mới, chu kỳ kinh doanh từ 15 - 20 năm, trong 1 vòng đời cây cao su có thể cho đến 150 - 200 ster gỗ cao su t−ơi, và nếu qua chế biến có thể cho từ 12- 16 m3 thành phẩm, với giá trị cuối cùng từ 15 - 20 ngàn USD. Gia tăng tính hàng hóa của sản phẩm trồng xen trong những năm đầu cũng là biện pháp nhằm gia tăng giá trị sản phẩm/ha cao su. Việc đ−a đàn bò sữa, bò thịt nuôi công nghiệp ở các vùng cao su cũng cần đ−ợc nghiên cứu, xem xét để thực hiện.

Hiện nay, Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã công bố Bộ qui trình kỹ thuật cao su 2004 để thay thế cho bộ qui trình kỹ thuật cao su năm 1997 không còn phù hợp. Theo đó, chu kỳ kinh doanh (từ thời điểm khai thác cho đến khi thanh lý v−ờn cây) của cây cao su còn 20 năm, thay vì 25 năm nh− tr−ớc đây. Chu kỳ kinh tế (kể từ khi trồng cho đến khi thanh lý v−ờn cây) là 25 năm, thay vì 32 năm nh− tr−ớc đây. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là một quy trình khá tiến bộ, việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh giúp doanh nghiệp cao su thu hồi vốn nhanh, nâng sản l−ợng gỗ, nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nh− thay giống cũ bằng các giống cao sản, việc ứng dụng chất kích thích, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả... Việc áp dụng bộ qui trình mới này mở ra triển vọng đ−a năng suất khai thác mủ cao su lên 1,8 - 2 tấn/ha/năm (năm 2003 năng suất bình quân 1,51

Một phần của tài liệu đề tài: " một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của VN đến nam 2010" ppt (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)