Nâng cao chất l−ợng sản phẩm:

Một phần của tài liệu đề tài: " một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của VN đến nam 2010" ppt (Trang 42 - 43)

Cao su Inđônêxia chủ yếu thuộc dạng tiểu điền. Diện tích và sản l−ợng cao su tiểu điền chiếm t−ơng ứng 83% và 74% diện tích và sản l−ợng cao su của cả n−ớc. Để cải thiện và nâng cao chất l−ợng của cao su nguyên liệu ngay từ khâu sản xuất tại các hộ gia đình, Chính phủ Inđônêxia đã phối hợp cùng Hiệp hội cao su Inđônêxia (Gapkindo) khuyến khích ng−ời nông dân tập trung vào sản xuất dạng tấm mỏng ch−a xông khói, đồng thời tại mỗi khu vực sản xuất cao su sẽ tiến hành thu gom cao su tảng xốp và sạch để đáp ứng cao su nguyên liệu cho sản xuất cao tiêu chuẩn SIR trên phạm vi cả n−ớc. Chính phủ Inđônêxia cùng tổ chức Gapkindo đã nỗ lực cải tiến chất l−ợng bằng cách nâng cao độ sạch của cao su ngay từ các hộ sản xuất thông qua các cam kết trên toàn quốc về tiêu chuẩn quốc gia và Gapkindo cam kết chỉ mua cao su sạch để chế biến SIR 20. Nhờ những nỗ lực này mà cho đến nay Inđônêxia đã đạt đ−ợc những thành quả đáng kể trong nâng cao chất l−ợng cao su tự nhiên.

Năm 1990, Bộ Nông nghiệp Inđônêxia đã ban hành bộ tiêu chuẩn chất l−ợng tiêu chuẩn quốc gia SNI 06-2047-1990 quy định 3 dạng cao su nguyên liệu chủ yếu: tấm ch−a xông khói, miếng mỏng và dạng đài xốp dựa trên hai tiêu chuẩn cơ bản là độ dày và sấy khô. Quá trình soạn thảo tiêu chuẩn chất l−ợng đối với cao su đông cứng đ−ợc thể hiện trên các chỉ số cụ thể. Khuyến khích nông dân tập trung vào sản xuất cao su dạng tấm mỏng thay cho dạng đài xốp để có thể quản lý một cách hiệu quả đồng thời giảm nguy cơ ô nhiễm trong quá trình sản xuất, chế biến. Tiêu chuẩn mới này sẽ bao gồm cả những h−ớng dẫn mua các SIR nguyên liệu thô trong hệ thống chất l−ợng bắt buộc (Module I).

Theo quy định bắt buộc của Bộ Th−ơng mại và Công nghiệp ra ngày 22/6/1996, kể từ tháng 1/1997 tất cả các nhà sản xuất cao su dạng SIR và RSS phải tuân thủ hệ thống quản lý chất l−ợng thông qua một chứng chỉ về tiêu chuẩn quốc gia. Quy định này yêu cầu mỗi nhà sản xuất phải có một trong ba các chứng chỉ

sau: ISO 9001, ISO 9002 hoặc hệ thống quản lý chất l−ợng Module I. Hầu hết các nhà sản xuất cao su SIR đều lựa chọn hệ thống Module I vì hệ thống này là cơ sở của một loạt các ISO 9000 đồng thời rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và là tiền đề để lấy các chứng chỉ ISO 9000 sau này.

Một phần của tài liệu đề tài: " một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của VN đến nam 2010" ppt (Trang 42 - 43)