Giải pháp về phát triển sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm

Một phần của tài liệu đề tài: " một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của VN đến nam 2010" ppt (Trang 98 - 100)

- Kinh tế Việt Nam thế giới 2004

3. Một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam

3.1.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm

Nh− đã trình bày trong phần thực trạng, hiện nay phần lớn các cơ sở chế biến cao su của Việt Nam chỉ sản xuất đ−ợc cao su khối theo tiêu chuẩn Việt Nam (SVR các loại) và mủ ly tâm để sản xuất các sản phẩm latex, với cơ cấu: SVR 3L, 5L 55-60%; SVR 10-20 10-15%; SVRCV 10-15%; Mủ ly tâm latex 10- 15; RSS 4-5%. Cơ cấu các sản phẩm cao su nh− vậy chỉ phù hợp với xuất khẩu sang thị tr−ờng Trung Quốc và lại chủ yếu xuất khẩu bằng con đ−ờng tiểu ngạch. Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên một cách bền vững thì phải đầu t−

công nghệ mới để tăng tỷ trọng sản xuất các loại cao su kỹ thuật nh− RSS, SVRCV 60, 50...Xây dựng mới và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm chế

biến, tạo điều kiện mở rộng và phát triển các sản phẩm cao su có sức cạnh tranh cao trong xuất khẩu.

Tuy nhiên, để đầu t− đổi mới công nghệ nhằm thay đổi cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị tr−ờng và nâng cao giá trị xuất khẩu không phải là vấn đề dễ giải quyết. Vì ứng với mỗi dây chuyền công nghệ chỉ có thể sản xuất một vài chủng loại cao su. Từ thực tiễn của Tổng công ty cao su Việt Nam đã cho thấy trong vòng 10 năm với sự đầu t− hàng trăm tỷ đồng thì Tổng công ty mới giảm đ−ợc tỷ lệ cao su SVR3L, 5L từ 81% xuống còn 54%; tăng đ−ợc mủ cao su ly tâm từ 2,5% lên 13%. Nhìn chung các công ty loại nhỏ và các hộ tiểu điền không có khả năng tài chính để đầu t− nhằm thay đổi cơ cấu sản phẩm. Vì vậy, để thay đổi cơ cấu sản phẩm cao su, Nhà n−ớc phải lựa chọn 1 số doanh nghiệp có khả năng về tài chính và có chính sách −u tiên vay vốn trong Quỹ hỗ trợ phát triển với sự hỗ trợ lãi suất tín dụng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này đầu t− nhằm chuyển đổi cơ cấu sản phẩm. Việc đầu t− nh− vậy cũng có tác dụng hỗ trợ đối với khu vực trồng cao su tiểu điền vì họ sẽ tiêu thụ đ−ợc mủ cao su ổn định với giá hợp lý mà không phải xuất khẩu tiểu ngạch.

Một vấn đề tồn tại lớn trong xuất khẩu cao su của Việt Nam là xuất khẩu sản phẩm thô còn chiếm hơn 80% sản l−ợng cao su. Điều này không những làm giảm giá trị xuất khẩu của cao su nói chung mà còn không có điều kiện và khả năng để phát triển các sản phẩm mới xuất khẩu trong khi lao động ở n−ớc ta lại dồi dào. Để khắc phục hạn chế này, các doanh nghiệp sản xuất cao su nguyên liệu phải đa dạng hoá sản phẩm, nh−ng mặt khác rất quan trọng đó là phải có sự liên kết hoặc đầu t− vào sản xuất các sản phẩm thuộc công nghiệp cao su. Hiện tại, do giá cao su trên thị tr−ờng thế giới đang thuận lợi cho việc tiêu thụ theo h−ớng xuất khẩu vì vậy nhiều doanh nghiệp chế biến mủ cao su xuất khẩu đã không chú ý tới việc tiêu thụ và chế biến ở trong n−ớc. Cần phải nhận thức một cách đầy đủ rằng thị tr−ờng thế giới luôn có những biến động khó l−ờng, đặc biệt là đối với xuất khẩu các sản phẩm thô. Cho nên, để phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp chế biến mủ cao su cần có những cam kết về cung cấp nguyên liệu mủ, gỗ một cách ổn định cho các nhà sản xuất săm lốp, băng truyền tải và dụng cụ y tế từ cao su tự nhiên hoặc góp vốn bằng nguồn nguyên liệu với các đơn vị sản xuất cao su công nghiệp.

Thu hút đầu t− n−ớc ngoài mà đặc biệt là các nhà đầu t− n−ớc ngoài vào sản xuất các sản phẩm cao su xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài. Tr−ớc mắt, Nhà n−ớc cần tạo điều kiện để Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đầu t− dự án sản xuất lốp ô tô bán thép với công suất 2 triệu sản phẩm/năm; băng tải bố thép với

công suất 1 triệu mét/năm và các sản phẩm cao su từ mủ latex với công suất 10.000 tấn/năm. Nhà n−ớc cần giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm cao su mà trong n−ớc ch−a sản xuất đ−ợc nh− dây thép tanh, vải mành, hoá chất…để kích thích sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Sản phẩm công nghiệp cao su không những có giá trị gia tăng còn cao hơn cao su nguyên liệu mà còn có cơ hội và khả năng để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, phát triển các sản phẩm mới. Tuy nhiên, vấn đề này lại v−ợt khỏi tầm giải quyết của các cơ sở sản xuất hoặc cơ sở chế biến mủ cao su, ngay cả Tổng công ty cao su Việt Nam cũng rất khó có thể giải quyết đ−ợc. Vì vậy, cần có các giải pháp đồng bộ của Nhà n−ớc đối với cả khu vực th−ợng nguồn và hạ nguồn. Trong đó, Nhà n−ớc cần tập trung đầu t− phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, đầu t− cho khâu chế biến để tăng giá trị xuất khẩu. Vốn đầu t− cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu cao su là rất lớn. Để có vốn đầu t− phát triển sản xuất kinh doanh không chỉ trông chờ vào nguồn vốn Nhà n−ớc mà các doanh nghiệp cần có các giải pháp huy động vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân. Một mặt, Nhà n−ớc cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc ngành cao su, mặt khác các doanh nghiệp cần có giải pháp để các hộ tiểu điền góp vốn bằng các v−ờn cây cao su để thu hút vốn cổ phần đầu t−. Nhà n−ớc cần có chính sách cho vay vốn −u đãi đối với ng−ời sản xuất để đầu t− phát triển sản xuất, chế biến cao su.

Một phần của tài liệu đề tài: " một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của VN đến nam 2010" ppt (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)